Gỗ HDF là một sản phẩm có chất lượng hàng đầu trong ngành công nghiệp gỗ và nội thất ngày nay. Nhờ khả năng chịu lực và chống ẩm tốt, loại gỗ này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và thường được so sánh với plywood. Trong bài viết dưới đây, mời quý khách hàng tìm hiểu cùng ADX Plywood tất tần tật những thông tin về tấm HDF: đặc điểm, cấu tạo, phân loại, ứng dụng và quy trình sản xuất!

Gỗ HDF: Vật liệu nội thất hoàn thiện

Gỗ HDF: Vật liệu nội thất hoàn thiện

HDF – High Density Fiberboard là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ sợi gỗ với mật độ cao. Cùng với quá trình ép nhiệt với keo và áp suất lớn đã tạo ra những tấm gỗ có độ hoàn thiện cao. Nhờ ưu điểm về chất lượng và bề mặt phẳng mịn, đây có thể được gọi là loại gỗ công nghiệp hoàn thiện hàng đầu hiện nay

Cấu tạo tấm HDF

Ván ép HDF (High-Density Fiberboard) là một loại ván sợi mật độ cao, được sản xuất từ sợi gỗ tự nhiên và keo dán dưới áp suất và nhiệt độ cao. Cấu tạo của ván ép HDF bao gồm hai thành phần chính và sợi gỗ và keo dán:

  • Sợi gỗ tự nhiên: Chiếm khoảng 80% – 85%, chủ yếu từ các loại gỗ cứng như bạch đàn, thông, cao su
  • Keo dán: Chiếm khoảng 10% – 15%, thường sử dụng keo UF (Urea Formaldehyde) hoặc MUF (Melamine Urea Formaldehyde) để tạo độ kết dính cao

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất tấm HDF chống ẩm còn có thể được thêm các chất phụ gia với tỷ lệ 1% – 5% để gia tăng chất lượng sản phẩm:

  • Chất chống mối mọt: Giúp tăng độ bền của ván trong môi trường ẩm
  • Chất chống thấm: Cải thiện khả năng chịu nước của ván
  • Chất tăng cường độ cứng: Giảm tình trạng biến dạng khi sử dụng.

Cấu tạo tấm HDF

Phân loại ván HDF

Ván gỗ HDF có thể được phân loại dựa trên một số tiêu chí khác nhau tùy vào mục đích sử dụng, đặc tính kỹ thuật, và phương pháp xử lý bề mặt. Dưới đây là các loại HDF phổ biến:

Phân loại theo mục đích sử dụng

  • HDF tiêu chuẩn: Sử dụng cho các mục đích chung như làm nội thất, đồ gỗ, kệ sách, tủ bếp, vách ngăn.
  • HDF chống ẩm: Được xử lý thêm các chất chống thấm, thích hợp sử dụng ở những nơi có độ ẩm cao như nhà tắm, nhà bếp, khu vực ngoài trời, lót sàn.

Phân loại theo độ dày

  • HDF mỏng: Thường có độ dày từ 2mm đến 6mm sử dụng cho sản phẩm nội thất như mặt ngăn kéo, tấm lót, ốp tường.
  • HDF trung bình: Độ dày từ 7mm đến 12mm, thường dùng làm mặt bàn, cửa tủ, vách ngăn.
  • HDF dày: Độ dày từ 15mm đến 25mm được ứng dụng sản xuất các sản phẩm chịu lực như sàn gỗ công nghiệp, vách ngăn chịu lực.

Phân loại theo bề mặt

  • HDF trơn: Bề mặt mịn, phẳng và đồng bộ với phần cốt, dễ dàng để sơn phủ hoặc dán các lớp vật liệu khác.
  • HDF phủ melamine: Bề mặt được phủ lớp trang trí melamine có hoa văn hoặc màu sắc, tăng tính thẩm mỹ và khả năng chống trầy xước, chống ẩm.
  • HDF phủ veneer: Bề mặt được dán lớp veneer gỗ tự nhiên, mang lại vẻ đẹp tự nhiên của gỗ và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Phân loại theo màu sắc

  • HDF vàng gỗ: Có màu tương tự màu sợi gỗ, nâu nhẹ.
  • HDF lõi xanh: Được thêm chất tạo màu xanh nhằm thể thể hiện tấm HDF chống ẩm có thể ứng dụng sản xuất sàn gỗ công nghiệp.
  • HDF lõi đen: Là phiên bản tốt nhất của HDF chống ẩm, có khối lượng riêng lên đến trên 900kg/m3, chịu lực cao chống ẩm cực kì tốt, đáp ứng nhiều yêu cầu sử dụng.

Phân loại ván HDF

Phân loại theo đặc tính kỹ thuật

  • HDF tiêu chuẩn: Có mật độ khoảng 800-900 kg/m³, đáp ứng các yêu cầu cơ bản về độ cứng và bền.
  • HDF siêu cứng: Mật độ trên 900 kg/m³, sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu cao về độ chịu lực và độ bền.

Quy trình sản xuất tấm HDF

Quy trình sản xuất tấm HDF

1/Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thu gom gỗ: Sử dụng các loại gỗ mềm như gỗ thông, bạch đàn, cao su, hoặc các loại gỗ tái chế, phế phẩm từ công nghiệp chế biến gỗ.
  • Xử lý gỗ: Gỗ được bóc vỏ, chặt thành khúc và băm nhỏ thành dăm gỗ.

2/Xử lý và tinh chế nguyên liệu:

  • Nghiền dăm gỗ: Dăm gỗ được đưa vào máy nghiền để tạo ra các sợi gỗ có kích thước nhỏ hơn.
  • Tách bột gỗ: Các sợi gỗ sau khi nghiền được đưa vào máy tách bột để loại bỏ các tạp chất và các thành phần không đạt yêu cầu.

3/Tạo hỗn hợp keo và sợi gỗ:

  • Trộn keo: Sợi gỗ sau khi tách bột được trộn với keo UF hoặc MUF tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, có thể thêm các chất phụ gia khác như chất chống ẩm, chất chống cháy.
  • Thêm chất tạo màu: Đối với ván ép lõi xanh, lõi đen sẽ có thêm bước tạo màu cho lõi ván. Chất màu này phải được trộn đều để đảm bảo màu sắc đồng nhất trong toàn bộ tấm ván.

4/Định hình sơ bộ và ép nhiệt:

  • Định hình sơ bộ: Hỗn hợp sợi gỗ và keo được trải đều trên băng chuyền để tạo thành một lớp thảm gỗ có độ dày đồng đều, sau đó được ép sơ bộ để định hình tấm ván.
  • Ép nhiệt: Tấm ván thô được đưa vào máy ép với nhiệt độ và áp lực cao để tạo thành tấm gỗ HDF hoàn chỉnh. Thông thường, áp suất sử dụng khoảng từ 800 kg/cm² đến 1200kg/cm² trong nhiệt độ từ 170°C đến 190°C.

5/Làm nguội và xử lý bề mặt:

  • Làm nguội: Sau khi ép nhiệt, các tấm ván được làm nguội tự nhiên hoặc thông qua các hệ thống làm nguội.
  • Xử lý bề mặt: Tấm ván sau khi làm nguội được mài nhẵn bề mặt để đạt được độ mịn và phẳng theo tiêu chuẩn. Bề mặt ván có thể được phủ thêm các lớp melamine, veneer,… để tăng tính thẩm mỹ và độ bền.

6/Cắt và hoàn thiện:

  • Cắt ván: Tấm HDF được cắt thành kích thước tiêu chuẩn hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
  • Kiểm tra chất lượng: Các tấm ván được kiểm tra chất lượng để đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về độ dày, độ bền cơ học, và các tính chất vật lý khác.
  • Đóng gói và lưu trữ: Sau khi kiểm tra chất lượng, sản phẩm được đóng gói và lưu trữ trong kho để chuẩn bị cho quá trình phân phối.

Ứng dụng trong thực tế

Sản xuất nội thất

Ứng dụng trong thực tế - Sản xuất nội thất

Sàn gỗ công nghiệp

Ứng dụng trong thực tế 
Sàn gỗ công nghiệp

Cửa gỗ công nghiệp

Ứng dụng trong thực tế 
Sàn gỗ công nghiệp

So sánh gỗ HDF & Plywood

Tấm HDF và Plywood là hai loại ván gỗ công nghiệp thường được đưa lên bàn cân bởi nhiều sự tương đồng về chất lượng cũng như chi phí. Tuy nhiên, tùy vào từng nhu cầu và kinh phí từng công trình mà người ta có thể lựa chọn loại ván gỗ phù hợp. Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản để quý khách hàng có thể hiểu hơn về hai loại vật liệu này:

So sánh gỗ HDF & Plywood

HDF Plywood
Cấu tạo
  • Nhiều lớp gỗ mỏng
  • Số lượng: số lẻ
  • Keo: MUF, UF
  • Sợi gỗ
  • Mật độ: cao
  • Keo: PF, MUF, UF
Bề mặt Mịn và phẳng, phù hợp cho việc sơn phủ hoặc dán các lớp trang trí khác. Thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu bề mặt mịn và hoàn thiện cao cấp Có vân gỗ tự nhiên, có thể hoàn thiện bằng cách sơn hoặc dán veneer, melamine,… Thích hợp cho các sản phẩm cần vân gỗ tự nhiên và độ bền cơ học cao.
Độ bền cơ học Cứng và chắc, chịu lực tốt nhưng không bằng plywood. Rất cao, chịu lực tốt, ít bị cong vênh do cấu trúc các lớp thớ gỗ vuông góc.
Khả năng chống ẩm Kém hơn plywood, tuy nhiên có thể cải thiện bằng cách xử lý bề mặt và sử dụng các chất phụ gia chống ẩm. Tùy thuộc vào loại keo và chất lượng veneer. Plywood chống ẩm tốt hơn nếu sử dụng keo phenol formaldehyde.
Trong lượng Nặng hơn plywood Nhẹ hơn HDF
Ứng dụng
  • Nội thất: Thường được dùng làm mặt cửa gỗ công nghiệp, vách ngăn, tủ bếp, tủ quần áo, bàn làm việc.
  • Sàn nhà: Làm lớp cốt cho sàn gỗ công nghiệp.
  • Trang trí nội thất: Do bề mặt mịn, dễ dàng sơn phủ hoặc dán veneer
  • Nội thất: Tủ, kệ, bàn, ghế, cửa, vách ngăn, cửa gỗ công nghiệp
  • Xây dựng: Sàn nhà, trần nhà, vách ngăn, cốp pha xây dựng.
  • Ngoài trời: Nếu sử dụng loại keo và veneer chống nước, plywood có thể dùng cho các công trình ngoài trời.
Chi phí Thường thấp hơn Plywood Thường cao hơn HDF
Phù hợp Các ứng dụng nội thất yêu cầu bề mặt mịn, độ cứng cao và hoàn thiện sơn phủ đẹp Các ứng dụng cần độ bền cơ học cao, khả năng chống ẩm tốt, và thẩm mỹ vân gỗ tự nhiên

Lời kết

Trên đây là thông tin chi tiết và cấu tạo, phân loại, ứng dụng, quy trình sản xuất của tấm HDF. Để giúp quý khách hàng có góc nhìn tổng quan hơn, ADX cũng đã tổng hợp một vài điểm khác nhau giữa gỗ HDF và Plywood. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời quý khách truy cập website ADX Plywood hoặc liên hệ với chung tôi qua thông tin dưới đây!

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: Info@adxplywood.com

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood