Ván ép plywood là loại gỗ công nghiệp gần giống với gỗ thịt tự nhiên nhất, nhờ cấu tạo từ nhiều lớp ván lạng từ thân cây tự nhiên. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào cũng có thể sản xuất ra ván ép đạt chất lượng tiêu chuẩn. Một vài loại gỗ hiện nay không phù hợp để lạng mỏng, một vài loại lại quá đắt để làm nguyên liệu. Trong bài viết này, ADX Plywood sẽ giới thiệu đến quý khách hàng một số loại gỗ tự nhiên chuyên dùng trong sản xuất ván ép.
Nội dung chính
Ván ép Plywood là gì?
Khác với những loại ván công nghiệp khác được chế tạo từ vụn gỗ hay bột gỗ, ván dán gồm nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng khoảng 1,7mm với kích thước tiêu chuẩn xếp chồng lên nhau. Các lớp ván lạng đã qua xử lý làm giảm độ ẩm sẽ được kết dính với nhau bằng keo chuyên dụng, giúp hạn chế khả năng biến dạng và tăng cường độ bền của ván thành phẩm.
Hầu hết ván dán được sản xuất thành tấm lớn và phẳng mịn với kích thước 1220mm x 2440mm, ứng dụng nhiều trong chế tạo nội thất, xây dựng công trình. Ngoài ra, ván ép còn được sử dụng trong sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ thủ công mỹ nghệ nhờ ưu điểm uốn cong vượt bậc.
Loại gỗ sản xuất ván ép phổ biến tại Việt Nam
Dựa trên những ưu nhược điểm tự nhiên của thân gỗ, người ta sẽ đánh giá được loại gỗ nào ứng dụng tốt cho việc sản xuất ván dán. Những loại gỗ dùng làm ván dán thường có giá trị kinh tế cao cùng nguồn rừng trồng sẵn có, thời gian sinh trưởng nhanh, dễ trồng với giá thành hợp lý và thuận lợi cho việc chế biến.
Gỗ keo
Gỗ keo có tên tiếng Anh là Acacia, là loại cây dễ trồng, mang lại nhiều giá trị thương mại và rất quen thuộc tại Việt Nam. Trước đây, gỗ keo được biết đến rộng rãi là nguyên liệu chính trong ngành sản xuất giấy. Ngày nay, chúng còn được sử dụng thường xuyên trong chế biến gỗ công nghiệp nói chung và ván ép plywood nói riêng.
Keo là loại gỗ cứng, thân cây tròn thẳng với chiều cao dao động từ 25 – 30m, có thể thu hoạch sau 8 – 10 năm nuôi trồng. Gỗ keo có màu vàng trắng, vân gỗ tự nhiên cùng giác lõi phân biệt, thuận lợi cho việc bóc ván. Ván bóc gỗ keo có độ cong vênh thấp, độ bền cơ học cao và cứng hơn so với hầu hết loại gỗ khác.
Giá thành ván ép cốt keo cũng rất vừa túi, nhưng chất lượng ván không hề kém cạnh những loại ván bóc từ gỗ đắt tiền hơn hay gỗ nhập khẩu. Nhờ đó, plywood cốt keo được lựa chọn làm vật liệu chế tạo sàn gỗ, nội thất gia đình, pallet hoặc dùng trong xây dựng.
Cây keo có thể sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, giúp nguồn gỗ nguyên liệu luôn dồi dào, đáp ứng tốt xu hướng phát triển bền vững hiện nay.
Gỗ bạch đàn
Bạch đàn (Eucalyptus) được xếp vào loại gỗ cứng với nhiều ứng dụng quen thuộc như làm giấy, làm ván ép, làm thuốc, làm tinh dầu… Vỏ cây mềm, lớp bần hay bong tróc để lộ thân gỗ bên trong màu trắng sáng. Tốc độ sinh trưởng của bạch đàn khá nhanh, thường trong khoảng 6 – 8 năm và có thể thích nghi tốt trong nhiều môi trường khác nhau.
Gỗ bạch đàn có đường vân độc đáo, không theo quy luật nhất định nào, cộng với màu sắc đa dạng phụ thuộc vào vùng trồng khiến loại gỗ này được ưa chuộng trong sản xuất nội thất và chế tạo đồ mỹ nghệ.
Tuy nhiên, gỗ bạch đàn được đánh giá là chịu lực, chịu nước khá kém, dễ bị cong vênh, biến dạng nếu bị tác động mạnh. Chúng cũng rất dễ bị xâm nhập bởi mối mọt, do đó, trong quá trình sử dụng ván ép cốt bạch đàn cần chú ý bảo quản đúng cách.
Gỗ mỡ
Gỗ mỡ (tên khoa học Manglietia) được trồng nhiều ở các tỉnh vùng cao miền Bắc Việt Nam. Cây có khả năng chịu hạn kém, có hoa màu trắng với mùi hương đặc trưng. Thông thường, cây sinh trưởng đến năm thứ 6 sẽ bắt đầu ra hoa, hơn 10 năm tuổi sẽ có thể thu hoạch.
Thân gỗ mỡ lớn hơn nhiều so với gỗ keo, gỗ bạch đàn, có đường kính từ 30cm, lên đến 50 – 60cm. Giác gỗ lớn, có màu trắng kem hoặc trắng vàng, thớ gỗ mịn, tương đối bền. Ván ép plywood từ gỗ mỡ thừa hưởng ưu điểm dễ gia công, dễ bắt vít, chống mối mọt tốt.
Với đường vân gỗ đẹp, độc đáo, ván gỗ mỡ xuất hiện rất nhiều trong các sản phẩm nội thất thường ngày: tủ quần áo, cửa, tủ bếp…
Ván gỗ thông
Cây thông có tên tiếng Anh là Pine, tên khoa học là Pinus, phát triển tốt nhất ở vùng ôn đới. Do đó, tại Việt Nam, 90% diện tích rừng thông xuất hiện ở các cao nguyên Langbiang, Di Linh và các vùng cao tại Hà Giang, Sơn La, Gia Lai, Kon Tum… Khoảng từ 13 – 15 tuổi, cây thông sẽ được khai thác lấy nhựa, sau đó 5 – 7 năm tiếp theo, chúng sẽ được thu hoạch lấy gỗ.
Đây là loại gỗ mềm có giác lõi khó phân biệt, giác gỗ vàng nhạt, thân tròn thẳng, thích hợp để làm nguyên liệu ván bóc. Ván gỗ thông đã qua xử lý kỹ lưỡng sẽ thích nghi tốt với môi trường ẩm ướt, hạn chế co ngót, cong vênh.
Ván gỗ thông có vân rõ ràng, màu vàng sáng nhưng không phù hợp với những sản phẩm yêu cầu tính sang trọng, thẩm mỹ cao. Vì thế, chúng được dùng chế tạo nội thất đơn giản với giá thành rẻ như: cửa, bàn ghế văn phòng, quán cà phê…
Ván ép cao su
Ngoài khả năng cho mủ phục vụ ngành công nghiệp chế biến cao su, cây cao su (Rubber) còn cung cấp thân gỗ cho sản xuất ván ép công nghiệp. Gỗ cao su được đánh giá cao nhờ thớ gỗ dày, tính đàn hồi tự nhiên, giá mềm phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. Cùng với đó, ngành gỗ công nghiệp ưa chuộng sử dụng cốt cao su bởi nguồn rừng trồng trong nước dồi dào, tiết kiệm chi phí cho gỗ nhập khẩu, tối ưu giá thành đến tay khách hàng.
Ván ép cao su ít bị co ngót, cho ra sắc vàng nhẹ, vân gỗ gợn sóng và khả năng chịu lực tốt. Với lợi thế từ chất lượng và diện tích rừng trồng cao su, đây là một trong những loại gỗ được khai thác sử dụng cho sản xuất ván plywood nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Đặc biệt trong các sản phẩm yêu cầu tính chắc chắn và bền bỉ.
Tuy nhiên ván ép cao su không được đánh giá cao về thẩm mỹ nên thường không được sử dụng trong các sản phẩm nội thất lộ cạnh Với nhiều ưu điểm kể trên, ván cao su là loại vật liệu thân thiện được dùng chủ yếu trong chế tạo nội thất từ gia đình, văn phòng đến cửa hàng, trường học…
Mặc dù mang lại nhiều giá trị kinh tế khác nhau, cao su vẫn có nhược điểm về khổ rộng thân cây, gây khó khăn cho việc sản xuất ván ép cao su kích thước lớn.
Phân loại ván ép dựa trên cốt gỗ
Dựa vào loại gỗ dùng làm cốt, ván dán được phân chia thành nhiều dòng khác nhau. Phổ biến và dễ nhầm lẫn nhất là hai dòng plywood là gỗ mềm và gỗ cứng.
Softwood Plywood – ván gỗ mềm
Ván ép gỗ mềm được làm từ các loại cây hạt trần như gỗ vân sam, linh sam, gỗ thông, gỗ tuyết tùng… Đây là những giống cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, phát triển quanh năm với diện tích rừng trồng lớn. Do đó, ván gỗ mềm có giá thành “mềm” hơn so với các loại ván khác. Chúng được dùng trong các dự án chế tạo thủ công mỹ nghệ nhờ khả năng uốn cong tốt. Ngoài ra, plywood gỗ mềm vẫn đáp ứng tốt nhu cầu lót sàn, làm mặt bàn, đóng thùng loa hàng rào, tủ chứa vật dụng nhẹ,…
Hardwood Plywood – ván gỗ cứng
Plywood gỗ cứng làm từ thân cây phong, sồi, gụ… – thực vật hạt kín – với tốc độ sinh trưởng chậm hơn nhưng có nhiều ưu điểm hơn gỗ mềm. Ván gỗ cứng có khả năng chịu lực tốt, hạn chế cong vênh, biến dạng, độ bền cao. Vì vậy, chúng được dùng làm lót sàn, bàn ghế, nội thất cao cấp, sàn container… với giá thành cao hơn.
Sự khác biệt giữa ván ép gỗ mềm và ván ép gỗ cứng
Ngay từ cái tên dễ gây hiểu nhầm, nhiều người vẫn cho rằng ván gỗ mềm luôn dẻo dai, dễ chế tạo đa dạng kiểu cách, còn ván gỗ cứng luôn rắn chắc với độ bền cao. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản giữa hai dòng ván này không phải chất gỗ mà là loại hạt trồng: gỗ mềm là thực vật hạt trần, gỗ cứng là thực vật hạt kín.
Ngoài ra, cùng lúc dựa vào tính chất cơ học của gỗ, ứng dụng và khả năng chịu lực, quý khách hàng vẫn có thể phân biệt rõ ràng hai dòng ván này.
ADX Plywood – đơn vị cung cấp ván ép chất lượng cao
Ván ép plywood là một sự thay thế hoàn hảo cho gỗ thịt tự nhiên, vừa khắc phục những hạn chế tồn đọng của gỗ tự nhiên, vừa bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp ván dán chất lượng cao thích hợp chế tạo đa dạng sản phẩm phục vụ đời sống, đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng. Với sứ mệnh mang “vật liệu xanh” đến từng không gian Việt, ADX không ngừng nghiên cứu, nâng cao công nghệ sản xuất, đem đến cho quý khách hàng những tấm ván hoàn hảo nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trên, quý khách hàng sẽ có thêm những lưu ý khi lựa chọn ván ép theo từng cốt gỗ khác nhau. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về gỗ công nghiệp nói chung, quý khách vui lòng liên hệ ADX Plywood theo thông tin bên dưới.
Thông tin liên hệ
Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM
Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486
Email: info@adxplywood.com
Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood