Melamine, laminate và veneer là ba loại bề mặt ván ép phổ biến, được ưa chuộng sử dụng trong lĩnh vực sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loại bề mặt sẽ có những ưu nhược điểm và đem đến trải nghiệm sử dụng khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng. Để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho không gian nội thất, xin mời quý khách hàng hãy cùng ADX Plywood tìm hiểu và phân biệt 3 loại bề mặt này thông qua bài viết sau đây!

Phân biệt veneer, melamine và laminate

Melamine, laminate và veneer đều là những lớp trang trí được phủ lên bề mặt để nâng cao tính thẩm mỹ với mục đích ứng dụng vào sản xuất nội thất. Tuy nhiên, mỗi loại bề mặt sẽ sở hữu những đặc điểm riêng về cấu tạo: melamine và laminate cấu tạo là một lớp giấy trang trí, trong khi đó bề mặt veneer là một lớp gỗ mỏng được lạng ra trực tiếp từ thân cây gỗ tự nhiên.

Melamine – Giấy trang trí phổ biến

Melamine - Giấy trang trí phổ biến

Melamine hay còn được gọi là giấy mine, là một lớp giấy nền được in màu và hoa văn trang trí, bề mặt được phủ thêm lớp keo MUF. Nhờ nguồn giấy chất lượng cùng quá trình sản xuất nghiêm ngặt giúp ván đạt được khả năng chống ẩm mốc, chống trầy xước tốt, giúp bảo vệ cốt gỗ tối đa. Thành phần giấy mine thường được lựa chọn kỹ càng với tiêu chuẩn cao nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho giấy nền và tấm ván.

Chất lượng giấy nền sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố:

  • Độ thẩm thấu
  • Nồng độ pH
  • Khả năng chịu lực
  • Độ đục
  • Tính thống nhất và độ mịn

Hiện nay, đây là loại giấy được lựa chọn để sản xuất nội thất phổ biến ở nước ta. Quý khách hàng có thể tham khảo thông tin chi tiết về giấy mine tại đây!

Laminate – Phiên bản “nâng cấp” chất lượng

Laminate - Phiên bản “nâng cấp” chất lượng

Cùng là giấy trang trí, tuy nhiên laminate được xem là một phiên bản nâng cấp hơn khi cấu tạo có thêm một lớp nền (giấy đệm kraft) và một lớp overlay bảo vệ, cùng với lớp keo chuyên dụng giúp tăng khả năng chống ẩm mốc, vi khuẩn xâm nhập, tăng khả năng chịu lực, chống tĩnh điện và hạn chế tối đa các hư hại, trầy xước cho tấm ván.

Loại bề mặt này dễ bị nhầm lẫn với melamine khi nhìn bằng mắt thường bởi sự tương đồng về họa tiết và màu sắc của cả hai. Do đó, có thể kết hợp cả hai loại bề mặt này vào sản xuất nội thất để tạo nên một tối ưu chất lượng và chi phí mà vẫn có sự liên kết, hài hòa.

Những tấm laminate chất lượng nhất sẽ qua quá trình chọn lọc giấy khắt khe, kết hợp phương pháp in qua trục ống đồng để đem đến thành phẩm có chất lượng cao và đảm bảo độ chính xác về màu sắc cũng như hoa văn cho giấy.

Veneer – Vẻ đẹp của tự nhiên

Veneer gỗ - Vẻ đẹp của tự nhiên

Veneer nổi bật và được biết đến bằng vẻ đẹp chân thật, mộc mạc của gỗ tự nhiên. Với thành phần chính hoàn toàn được lạng từ thân các cây gỗ nên veneer vẫn giữ được những đường vân, màu sắc gỗ độc đáo. Loại bề mặt này rất được ưa chuộng ở các quốc gia phát triển trong nhiều ứng dụng, phổ biến là sản xuất nội thất, bao bì đóng gói, đồ chơi trẻ em và các sản phẩm DIY.

Veneer gỗ dùng làm bề mặt ván ép sẽ được chọn lọc kỹ càng, hạn chế tối đa các khuyết điểm và độ dày thông thường sẽ từ 0,3mm – 0,6mm. Hiện nay, veneer được sản xuất từ nhiều loại gỗ tự nhiên như gỗ phong vàng, bạch dương, sồi, óc chó… nên ván ép veneer rất phong phú về mẫu mã và họa tiết đường vân gỗ, đem đến sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng.

So sánh các loại bề mặt ván ép phổ biến

So sánh các loại bề mặt ván ép phổ biến

Những loại bề mặt phủ cho phép gỗ công nghiệp nâng cấp vẻ đẹp cũng như chất lượng. Mỗi một loại mang những đặc điểm khác nhau đáp ứng được nhu cầu, mục đích và vị trí sử dụng của người tiêu dùng.

Bề mặt giấy mine

Ưu điểm:

  • Sở hữu màu sắc và họa tiết đa dạng, có thể in theo yêu cầu.
  • Tính đồng bộ cao.
  • Độ bền tốt, có khả năng chống nước và chống ẩm mốc.
  • Chịu được va đập và trọng lượng trung bình.

Nhược điểm:

  • Lớp giấy mỏng, dễ bị rách.
  • Gia công không kỹ sẽ dễ để lại khe hở, ảnh hưởng tới chất lượng ván ép.

Bề mặt laminate

Ưu điểm:

  • Màu sắc và đường họa tiết đa dạng, có thể in theo sở thích của khách hàng
  • Tính đồng bộ cao
  • Độ bền tốt, khả năng chống ẩm mốc, chống nước vượt trội
  • Có thể ứng dụng làm laminate uốn cong
  • Chịu được va đập và trọng lực ổn định

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn so với các loại bề mặt khác
  • Gia công dễ để lại khe hở, ảnh hưởng tới chất lượng ván ép

Bề mặt veneer:

Ưu điểm:

  • Màu sắc và đường vân gỗ chân thật, tự nhiên
  • Sở hữu vẻ đẹp của các loại gỗ cao cấp nhưng mức giá thấp hơn
  • Tính đồng bộ tương đối

Nhược điểm:

  • Chống nước không tốt, cần có sự hỗ trợ của sơn UV, sơn dầu để tăng khả năng chống ẩm
  • Tồn tại những khuyết điểm bề mặt gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ như vết khoáng, mắt chết, mắt sống, điểm đen,…

Bảng so sánh bề mặt veneer, melamine và laminate

Melamine Laminate Veneer
Cấu tạo
  • Lớp giấy trang trí từ bột gỗ và titanium dioxide
  • Keo: MUF hoặc UF
  • Lớp phủ bề mặt là một lớp overlay bảo vệ (tissue paper)
  • Lớp giấy trang trí (decorative paper) tạo vân và màu sắc, được phủ keo
  • Lớp nền (kraft paper) làm từ bột giấy và các chất phụ gia
  • Lớp gỗ mỏng 0,3mm – 0,6mm lạng trực tiếp từ thân cây gỗ tự nhiên
Màu sắc
  • Đa dạng màu sắc, họa tiết
  • Có thể in theo yêu cầu
  • Đa dạng màu sắc, họa tiết
  • Có thể in theo yêu cầu
  • Đa dạng chủng loại, màu sắc tùy theo cây gỗ
Độ bền Độ bền tương đối Độ bền tốt Độ bền không quá tốt
Khả năng chịu nước Tốt Rất tốt Không tốt
Giá thành Giá thấp hơn laminate, cao hơn đa số veneer Giá thành tương đối cao Giá thành phụ thuộc vào loại gỗ sử dụng

 

Ứng dụng các loại bề mặt ván ép

Ứng dụng các loại bề mặt ván ép

Ván ép hiện nay được ứng dụng nhiều vào sản xuất nội thất, tạo nên những không gian sống với đa dạng phong cách, phù hợp với sở thích của chủ nhân ngôi nhà. Ván ép có tính ứng dụng cao trong đời sống, đáp ứng được đa số các nhu cầu trong nhiều lĩnh vực từ nội thất đến thiết kế, thủ công mỹ nghệ…

Ván melamine

Ván melamine được ưa chuộng nhờ vào tính thẩm mỹ cao, phù hợp với khách hàng khi đưa ra lựa chọn sản phẩm nội thất phù hợp với thiết kế riêng. Với ưu điểm đặc biệt trên, loại ván này có thể đáp ứng gần như mọi phong cách nội thất hiện nay như: phong cách tối giản, phong cách Bắc u, phong cách Thô mộc, phong cách Cổ điển và phong cách Hiện đại.

Bên cạnh đó, nhờ vào bề mặt chống thấm nước và chịu lực tốt nên loại ván này được ưu tiên sử dụng làm nội thất cho những không gian có độ ẩm cao, như khu vực nhà bếp hoặc làm vách ngăn phòng tắm. Với chi tiết phẳng, cấu trúc ổn định, chịu lực tốt phù hợp để sản xuất bàn ghế, tủ gỗ hay kệ giường,…

Ván ép phủ laminate

Cả hai loại ván phủ mine và laminate đều được ưa chuộng trong lĩnh vực sản xuất nội thất nhờ vẻ đẹp và ưu điểm chất lượng của nó. Tuy nhiên nhờ cấu tạo từ 3 lớp bền bỉ hơn, laminate còn có khả năng uốn cong tốt và chống trầy xước tốt hơn. Nhờ đó dễ dàng trong việc tạo hình các sản phẩm nội thất, mang đến những vẻ đẹp độc đáo, bắt mắt khiến không gian trở nên cá tính và sang trọng.

Với bề mặt phủ được cấu tạo nhiều lớp dày dặn, giúp bảo vệ tối đa cốt gỗ bên trong nên loại ván này mang độ bền cùng khả năng chịu lực cao, chống thấm nước và ẩm mốc tốt. Do đó, có thể ứng dụng vào các không gian mang độ ẩm cao và thường xuyên tiếp xúc với nước như phòng bếp, phòng tắm mà không lo ván sẽ gặp tình trạng giãn nở, phồng rộp.

Ván phủ veneer gỗ

Ván ép veneer có thể ứng dụng linh hoạt ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như:

  • Nội thất
  • Hộp quà tặng, gia công CNC
  • Làm thùng đàn guitar, thùng loa
  • Đồ thủ công mỹ nghệ
  • Làm ván trượt,…

Tuy nhiên, ván veneer sẽ hạn chế về khả năng chống ẩm và thấm nước. Vì vậy các sản phẩm từ veneer gỗ thường sẽ được sử dụng cho các môi trường khô thoáng, có độ ẩm thấp để tránh bị hư hại, gây ảnh hưởng tới chất lượng của đồ dùng.

Lời kết

Ván ép ngày nay cũng sở hữu nhiều loại bề mặt phủ với nhiều đặc điểm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong bài viết trên, ADX Plywood đã cung cấp thông tin chi tiết nhất về ván melamine cũng như các loại mặt phủ phổ biến khác. Hy vọng sẽ giúp quý khách hàng có thể đưa ra quyết định phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng cá nhân. Mọi thắc mắc về ván ép gỗ công nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau đây!

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM

Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: info@adxplywood.com

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood