Ván bóc bạch đàn đã trở thành một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ nhờ đặc tính về độ bền, tính đều đặn và khả năng áp dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực. Theo nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Công nghiệp Rừng, công nghệ sản xuất ván mỏng chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu đã được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt tập trung và bạch đàn. Cùng ADX Plywood tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính
Quy trình sản xuất ván bóc bạch đàn
Quy trình sản xuất ván bóc bạch đàn được thực hiện theo các bước chuẩn hóa nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguyên liệu. Tuy nhiên tùy vào từng doanh nghiệp sẽ có quy trình sản xuất khác nhau, được tối ưu dựa trên ứng dụng riêng của từng sản phẩm cuối cùng. Dưới đây là quy trình sản xuất chung:
- Lựa chọn cây gỗ
- Gỗ bạch đàn được thu hoạch từ các rừng trồng chuyên canh, thường có tuổi đời từ 7-10 năm.
- Đường kính gỗ phải đạt từ 20-25 cm để đảm bảo chất lượng ván bóc.
- Thu hoạch gỗ
- Bạch đàn được chọn lọc từ các rừng trồng, đảm bảo tuân thủ quy trình khai thác bền vững.
- Gỗ khai thác phải đạt tiêu chuẩn về đường kính, độ thẳng và đồng đều.
- Quy trình khai thác tuân thủ các tiêu chuẩn FSC (Forest Stewardship Council) để đảm bảo sự phát triển bền vững của rừng.
- Xử lý nguyên liệu đầu vào
- Cắt khúc: Gỗ được cắt thành các khúc có chiều dài phù hợp (thường từ 1.2m – 2.6m) để dễ dàng đưa vào máy bốc.
- Ngâm gỗ: Gỗ được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30-50°C trong 12-24 giờ (hoặc hấp bằng hơi nóng). Quá trình này giúp làm mềm thớ gỗ, giảm độ cứng và tăng độ dẻo, thuận lợi cho việc bóc gỗ thành tấm mỏng.
- Bóc ván mỏng
- Sử dụng máy bóc lạng: Gỗ bạch đàn được đưa vào máy bóc xoay tròn (rotary peeling machine). Dao cắt lạng gỗ theo chiều ngang, tạo ra các tấm ván mỏng liên tục với độ dày từ 0.6mm – 2mm.
- Kiểm soát độ dày: Máy bóc được điều chỉnh để đảm bảo ván có độ dày đồng đều, giảm hao hụt nguyên liệu.
- Sấy khô
- Sấy bằng hệ thống sấy nhiệt: Ván mỏng được đưa vào hệ thống sấy đối lưu ở nhiệt độ từ 100-130°C trong 3-6 giờ. Độ ẩm cuối cùng của ván đạt từ 8-14%, đảm bảo phù hợp cho các ứng dụng tiếp theo.
- Kiểm soát chất lượng: Trong quá trình sấy, ván được kiểm tra định kỳ để tránh cong vênh, nứt gãy.
- Phân loại
- Ván bóc được phân cấp dựa trên độ đồng nhất, ngoại hình bề mặt và độ dày nhằm sử dụng làm ván ép bạch đàn.
- Đóng gói và bảo quản
- Ván bóc được xếp thành các kiện có cùng kích thước và đóng gói cẩn thận.
- Bên ngoài kiện thường được bọc nilon chống ẩm để bảo vệ trong quá trình vận chuyển.
- Ván được bảo quản trong kho mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc độ ẩm cao.
Phân loại ván bóc bạch đàn
Thông số kỹ thuật ván bóc bạch đàn | ||
Kích thước | Độ dày | Độ ẩm |
|
|
12 – 20% |
Phân loại dựa trên độ dày
Ván bóc bạch đàn thường được sản xuất với độ dày phổ biến từ 0.8mm đến 2.5mm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Độ dày lớn hơn thường được sử dụng cho các ứng dụng cần chịu lực cao (như sản xuất ván ép bạch đàn plywood hoặc pallet), trong khi độ dày mỏng hơn thường dùng làm lớp mặt hoặc lớp lót. Theo đó, độ dày ván bóc cơ bản được sử dụng làm cốt plywood tại ADX là 1.7mm, và độ dày bề mặt là khoảng 0.6 – 1mm.
Phân loại dựa trên bề mặt
Bề mặt ván bóc sau khi lạng ra thường để lại các khuyết điểm, khuyết tật tự nhiên của gỗ. Vì thế, người ta cần phân loại ván bóc để sử dụng đúng trong từng mục tiêu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Nhà sản xuất có thể sử dụng các tiêu chuẩn phân loại phù hợp như A, B C, hoặc A1, A2, A3,… Các cấp được phân loại dựa trên:
- Loại A (Cao cấp): Bề mặt nhẵn mịn, ít khuyết tật (nứt, mắt gỗ), phù hợp cho các ứng dụng cần tính thẩm mỹ cao, như lớp mặt của plywood.
- Loại B (Trung bình): Có một số khuyết tật nhỏ, vết nứt hoặc mắt gỗ, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cơ bản. Loại này thường được sử dụng làm lớp lõi.
- Loại C (Thấp): Nhiều khuyết tật hơn, thường dùng cho các ứng dụng ít yêu cầu về mặt thẩm mỹ, như làm ván lót hoặc pallet.
Độ ẩm
Độ ẩm tiêu chuẩn thường ở mức 12 và có sự biến động dựa trên yêu cầu hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Ván có độ ẩm thấp hơn thường có chất lượng tốt hơn, ít bị co ngót hoặc cong vênh trong quá trình sử dụng.
Xem chi tiết phân loại ván bóc theo tiêu chuẩn quốc gia!
Ưu điểm ván bóc bạch đàn
Ván plywood bạch đàn là một trong những loại được đánh giá cao có độ hoàn thiện cao hàng đầu được các nhà sản xuất nội thất chuộng. Theo đó độ bền, tính ổn định và ngoại hình là những ưu điểm phải nhắc đến khi nói về ván bóc bạch đàn.
Độ bền cao
Gỗ bạch đàn có độ cứng và khả năng chịu lực tốt, giúp ván bóc sản xuất từ loại gỗ này có độ bền cao, thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ chịu lực như làm ván ép, cốp pha xây dựng. Ván bóc bạch đàn ít bị cong vênh hoặc nứt gãy, đảm bảo tuổi thọ lâu dài khi sử dụng.
Tính dẻo dai
Cấu trúc thớ gỗ mịn và dẻo giúp ván bóc bạch đàn dễ dàng xử lý và gia công trong quá trình sản xuất. Đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng như uốn cong, làm lớp lõi trong sản phẩm nội thất hoặc vật liệu xây dựng phức tạp.
Khả năng kết dính
Loại gỗ này có tính chất kết dính tự nhiên tốt, giúp ván bóc dễ dàng liên kết với các lớp keo trong quá trình sản xuất ván ép bạch đàn. Tăng độ bền của sản phẩm cuối cùng, hạn chế bong tróc và tách lớp.
Chống mối mọt tự nhiên
Gỗ bạch đàn có chứa một số tinh dầu tự nhiên giúp chống mối mọt hiệu quả, làm tăng độ bền của ván khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt hoặc ngoài trời.
Nguồn nguyên liệu dồi dào
Bạch đàn là loại cây trồng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn (7-10 năm), dễ tái sinh, và phù hợp với khí hậu Việt Nam. Nhờ nguồn cung ổn định, giá thành ván bóc bạch đàn thường thấp hơn so với các loại gỗ tự nhiên khác, phù hợp với nhiều phân khúc thị trường.
Thân thiện với môi trường
Việc sử dụng ván bóc bạch đàn góp phần giảm áp lực lên nguồn gỗ tự nhiên, bảo vệ rừng tự nhiên. Gỗ bạch đàn đến từ các rừng trồng chuyên canh có khả năng tái sinh nhanh, hỗ trợ phát triển bền vững.
Ứng dụng ván bóc bạch đàn
Công nghệ ván bóc ra đời phục vụ trong đa dạng lĩnh vực, nổi bật trong đó là ngành sản xuất ván ép plywood, một loại gỗ công nghiệp được đánh giá hàng đầu hiện nay. Mỗi tấm ván sau khi được lạng ra từ thân gỗ sẽ được phân loại, sau đó được sử dụng với mục tiêu khác nhau. Trong ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất plywood, ván bóc bạch đàn được chia thành:
- Ván bóc mặt (Face Veneer): Bề mặt đẹp, không có khuyết tật lớn, dùng cho lớp mặt trong sản xuất ván ép cao cấp.
- Ván bóc lõi (Core Veneer): Chất lượng trung bình, bề mặt có thể có khuyết tật nhẹ, sử dụng làm lõi trong ván ép.
- Ván bóc lót (Back Veneer): Chất lượng thấp nhất, chấp nhận nhiều khuyết tật, thường dùng làm lớp lót hoặc các sản phẩm công nghiệp.
Plywood bạch đàn là một trong những loại có giá thành tầm cao trong hàng ngũ plywood Việt Nam. Nhờ vào ưu điểm bề mặt đẹp, ít điểm lỗi cùng khả năng chịu lực tốt,
Ngành nội thất
- Làm lớp bề mặt cho ván ép, ván gỗ công nghiệp
- Dùng trong sản xuất bàn, ghế, tủ và sàn gỗ
Ngành xây dựng
- Làm ván cốp pha trong thi công
- Sử dụng trong kết cấu nhà
Trang trí nội thất
- Làm sàn ván ép
- Sản xuất vách ngăn, vách trang trí
Lời kết
Quy trình sản xuất ván bóc bạch đàn đòi hỏi kỹ thuật cao và nguồn vốn đầu tư lớn, trở thành thách thức lớn đối với ngành. Bên cạnh đó việc biến đổi khí hậu cùng với các quy định gắt gao về nguồn gốc gỗ cũng ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu gỗ bạch đàn. Việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất cùng với sự phát triển nguồn nguyên liệu bền vững sẽ là hướng đi lâu dài đối với ngành trong thời gian tới. Liên hệ ADX Plywood để nhận tư vấn ván báo giá chi tiết!
Thông tin liên hệ
Trụ sở: Sarimi B2-00.07, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM
Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486
Email: info@adxplywood.com
Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood