Trong thời đại đề cao sự bền vững, vật liệu xanh trở thành tâm điểm chú ý, đặc biệt sau khi Thông tư số 04/2023 của Bộ Xây dựng chính thức được áp dụng ở nước ta. Các quốc gia trên thế giới đề cao an toàn và bền vững môi trường trong sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức sâu sắc về giá trị thực sự của sản phẩm. Đây là thời điểm để các dòng vật liệu thân thiện môi trường phát triển mạnh mẽ.

Vật liệu xanh là gì?

Vật liệu xanh là gì?

Vật liệu xanh là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng một cách bền vững và thân thiện với môi trường. Trong đó, có thể bao gồm các vật liệu tái chế, tái sử dụng, vật liệu có nguồn gốc tự nhiên không gây hại cho môi trường. Đặc biệt ngày các vật liệu được tối ưu nhằm giảm lượng khí thải và năng lượng trong quá trình sản xuất và sử dụng.

Sở hữu những tính năng ưu việt như đảm bảo an toàn sức khỏe con người, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, được sản xuất từ đa dạng nguyên liệu,… do vậy vật liệu xanh trong xây dựng đang dần trở thành xu hướng mạnh mẽ.

Những vật liệu xanh phổ biến trong xây dựng

Sự thịnh hành của vật liệu xanh trong lĩnh vực xây dựng không chỉ là ngẫu nhiên. Các loại vật liệu này được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và tiên tiến, đồng thời tuân thủ chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng. Đây là lý do chính giúp chất lượng của vật liệu sinh thái được nâng cao lên một tầm mới, thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng.

Gạch xơ mướp

Gạch xơ mướp

Xơ mướp trong những năm gần đây đã nổi lên như một nguồn tài nguyên tiềm năng trong thời kỳ thế giới có xu hướng tẩy chay nhựa. Phần xơ mướp không chỉ được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng thông thường như miếng chà lưng, miếng rửa mặt hay bông tắm, mà còn trở thành nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất vật liệu xây dựng.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Thiết kế và Sáng tạo Ấn Độ ở Mumbai đã phát triển thành công loại gạch Green Charcoal từ than củi, đất, xi măng và xơ mướp. Loại gạch này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giảm sử dụng lượng vật liệu thô lên đến 90%, đây là lợi thế vô cùng quan trọng trong bối cảnh ngày nay khi giá nguyên liệu ngày càng tăng cao.

Xốp XPS

Xốp XPS

Tấm xốp cách nhiệt XPS là một trong những vật liệu phổ biến hiện nay được sử dụng trong xây dựng nhằm mục đích giảm nhiệt, cách âm và chống xâm nhập của mối mọt, nấm mốc trong các công trình xây dựng.

Với cấu trúc ổn định, xốp XPS không chỉ có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn hẳn so với các vật liệu cách nhiệt khác mà còn chịu lực tốt, kháng nước và không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm cao, mang lại sự an tâm về độ bền khi sử dụng, cho phép sáng tạo với các hình dạng độc đáo trong thiết kế.

Chất liệu Polystyrene sử dụng trong sản xuất tấm XPS không chỉ đảm bảo an toàn cho người dùng mà còn thể hiện sự thân thiện với môi trường. Vật liệu này không phát ra bất kỳ chất độc hại nào và có thể tái sử dụng, tạo điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh và bền vững.

Ván ép phủ phim

Ván ép phủ phim - vật liệu xanh hàng đầu

Ván ép phủ phim hay còn được gọi là ván ép coppha, là một loại gỗ công nghiệp chuyên được sử dụng trong các công trình xây dựng. Bên cạnh đó Film Faced Plywood còn có thể ứng dụng rộng rãi cho cả nội thất, ngoại thất và ván ép hàng hải.

Ván coppha được xem là loại gỗ công nghiệp có chất lượng hàng đầu hiện nay bởi tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu nước và chịu lực tốt. Ngoài ra, ván ép phủ phim còn có thể tái sử dụng lên đến 20 lần.

Tại ADX Plywood, Film Faced Plywood được sản xuất với quy trình đạt tiêu chuẩn TSCA TITLE VI và CARB P2 nhằm kiểm soát lượng Formaldehyde phát thải môi trường. Đây là minh chứng cho việc plywood là một trong những dòng vật liệu xanh hàng đầu.

Gạch không nung

Gạch không nung

Trong ngành xây dựng hiện nay, gạch không nung được xem là sự lựa chọn hợp lý cho đa số các công trình yêu cầu độ bền cao, khả năng chịu đựng áp lực, và quá trình sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường. Đây là loại vật liệu tự đóng rắn sau khi tạo hình nhưng vẫn đáp ứng được các chỉ số cơ học như cường độ nén, uốn, và khả năng hút nước. Quá trình ép, rung viên gạch và sử dụng chất kết dính giúp nâng cao độ bền, từ đó làm tăng khả năng chịu lực vượt trội của gạch mà không cần nung trong nhiệt độ cao.

Đá chẻ

Đá chẻ

Đá chẻ không chỉ là một vật liệu xây dựng đa dạng mà còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Được chế tác từ các khối đá tự nhiên lớn, đá chẻ có màu sắc đồng đều, vân đá rõ nét và dễ dàng ốp lát. Với đa dạng màu sắc như xanh đen, vàng,… đá chẻ được chế tác thủ công thông qua phương pháp chẻ tách lớp, không qua quá trình nung, vì vậy giúp giảm thiểu tác động đến môi trường. Đá chẻ sở hữu tính bền bỉ, cứng cáp và màu sắc tự nhiên tạo nên sự độc đáo và phong phú cho mỗi sản phẩm.

Sơn sinh thái

Sơn sinh thái

Sơn sinh thái, hay còn được biết đến với cái tên sơn xanh. Loại sơn này không chỉ không gây ra mùi khó chịu mà còn giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn các chất hóa học độc hại như Apeo, Phoóc môn, Kim loại nặng và các VOCs bay hơi. Đặc biệt, sơn sinh thái còn có khả năng hấp thụ mùi hôi và khí CO2, đồng thời chống cháy, chống ăn mòn và ngăn chặn các tác động có hại từ sóng điện tử.

Sự ra đời của sơn sinh thái được coi là một bước tiến quan trọng trong nhiều lĩnh vực khoa học. Không chỉ giúp cho công trình trở nên đẹp hơn mà còn bảo vệ bảo vệ sức khỏe con người, giải quyết được thực tế vấn đề của các loại sơn truyền thống chứa nhiều chất độc hại. Do vậy, việc sử dụng sơn sinh thái không chỉ là một xu hướng tất yếu mà còn là một nhu cầu mà toàn cầu đang hướng tới.

Bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ

Trong ngành xây dựng hiện đại, việc ưu tiên sử dụng vật liệu nhẹ đang trở thành một xu hướng được khuyến khích phát triển rộng rãi, và bê tông nhẹ là một trong những lựa chọn hàng đầu. Dòng vật liệu này được sản xuất thông qua công nghệ chưng cất trong áp suất cao hoặc kết hợp với các nguyên liệu đặc biệt như cốt sợi, hạt xốp EPS, bột nhôm,…, có khối lượng dao động từ 1200 đến 1900kg/m3, thấp hơn rất nhiều so với bê tông thông thường có khối lượng lên đến 2500kg/m3.

Bê tông nhẹ có khá nhiều loại như bê tông nhẹ khí chưng áp, bê tông nhẹ EPS, bê tông nhẹ Cemboard, bê tông nhẹ bọt khí,…, mỗi loại mang lại những ưu điểm và ứng dụng riêng biệt, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong ngành xây dựng hiện nay.

Kiện rơm

Kiện rơm

Ngược lại với quan điểm phổ biến rằng những căn nhà xây từ rơm là dễ cháy, thực tế là chúng có khả năng chống cháy gấp đôi so với nhà thông thường. Kiện rơm được nén chặt không chỉ là vật liệu vô cùng chắc chắn và bền bỉ, mà còn được sử dụng như những khối xây dựng kết cấu nhà hoặc lớp cách nhiệt.

​​Bức tường dày xây từ rơm không chỉ có khả năng cách nhiệt tuyệt vời mà còn mang lại hiệu quả năng lượng cao hơn đáng kể so với tường truyền thống, giảm thiểu lượng tiêu thụ năng lượng đáng kể lên đến 75%.

Bê tông Hempcrete

Bê tông Hempcrete

Hempcrete đã xuất hiện trong các trụ cầu ở Pháp từ thế kỷ thứ VI, kể từ đó đã trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới. Được tạo ra từ cây gai dầu, một loại cây có thể trồng và tái tạo nhanh chóng, Hempcrete mang lại khả năng cách nhiệt tự nhiên và không thấm nước. Không chỉ là thế, nó còn không chứa chất độc hại, chống nấm mốc và gần như không cháy, tạo nên một lựa chọn bền vững cho ngành xây dựng.

Với trọng lượng nhẹ hơn bê tông khoảng 7-8 lần, Hempcrete có thể trôi nổi trên mặt nước. Mặc dù không được sử dụng như một yếu tố cấu trúc chính trong xây dựng, nhưng nó thường được thêm vào giữa các khung gỗ hoặc bê tông để cung cấp khả năng cách điện.

Xi măng polymer

Xi măng polymer

Xi măng polymer hay còn được gọi là Geopolymer, đây không chỉ là một giải pháp thân thiện với môi trường mà còn là một phát minh độc đáo được phát triển bởi Trung tâm Công nghệ Trenchless tại Mỹ. Sản phẩm này sử dụng tro bay làm nguyên liệu chính, không chỉ giúp tận dụng nguồn nguyên liệu dư thừa mà còn tạo ra một loại vật liệu xây dựng xanh lý tưởng.

Xi măng địa polime có khả năng chịu lửa cao lên đến 2400 độ F và khả năng chống ma sát cao, dễ biến dạng và ít co ngót. Với những tính năng này, nó không chỉ là một lựa chọn bền vững mà còn là một phương pháp hiệu quả để xây dựng các công trình kiên cố và đáng tin cậy.

Vật liệu xanh trở thành xu hướng xây dựng bền vững?

Trước đây, gạch, bê tông hay gỗ là những vật liệu phổ biến trong ngành xây dựng, đồng nghĩa việc liên tục tục khai thác tài nguyên và chặt cây để sản xuất xi măng. Tuy nhiên, hiện nay, xu hướng sử dụng vật liệu bền vững môi trường trong xây dựng đang được ưu tiên hơn bao giờ hết. Những dòng vật liệu xây dựng thân thiện ra đời làm giảm thiểu lượng chất thải đã khiến xu hướng xây dựng xanh ngày càng góp phần gia tăng tác động tích cực đến hệ sinh thái.

Việc đầu tư vào các vật liệu xây dựng bền vững không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải carbon dioxide mà còn thể hiện ý thức về môi trường. Bên cạnh đó, các ưu điểm khác bao gồm:

Hiệu quả về chi phí:

Việc đầu tư ban đầu vào vật liệu xây dựng xanh thường có chi phí cao hơn so với vật liệu truyền thống. Tuy nhiên, chi phí ban đầu này thường được bù đắp bởi tuổi thọ sử dụng cao của các loại vật liệu. Vật liệu xanh thường có đặc tính chịu được môi trường và thời tiết tốt hơn, nhờ vậy giúp giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa sau này.

Hiệu quả về kinh tế - lợi ích khi sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng

Cải thiện sức khỏe:

Các dòng vật liệu thân thiện với môi trường thường không chứa các chất độc hại như formaldehyde hay kim loại nặng. Điều này làm giảm nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, viêm đường hô hấp, và các bệnh nguy hiểm khác liên quan đến việc tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường sống. Đây cũng là tiêu chí quan trọng đối với vật liệu xây dựng nói chung và vật liệu xanh nói riêng trong thông tư mới nhất của Việt Nam năm 2024.

Cải thiện sức khỏe - lý do vì sao nên lựa chọn vật liệu an toàn

Tiết kiệm năng lượng:

Vật liệu xây dựng xanh thường được thiết kế để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng. Ví dụ, các loại vật liệu xanh có tính năng cách nhiệt và cách âm hiệu quả có thể giúp giảm lượng năng lượng tiêu thụ cho việc sử dụng máy lạnh hoặc máy sưởi. Đồng thời, giảm ô nhiễm từ việc sử dụng năng lượng cũng góp phần làm giảm tác động đến môi trường.

Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống

Bền và dễ bảo trì:

Vật liệu xanh thường có tuổi thọ cao hơn và ít đòi hỏi bảo trì so với vật liệu truyền thống. Chúng thường được thiết kế để chịu được môi trường khắc nghiệt và thời tiết biến đổi, nhằm giảm thiểu nhu cầu sửa chữa và bảo dưỡng sau này.

Có thể tái chế:

Những dòng vật liệu xanh thường được sản xuất từ nguyên liệu tái chế hoặc có khả năng tái chế sau khi không còn sử dụng. Vì vậy giúp giảm lượng chất thải và tiêu hao tài nguyên tự nhiên, làm giảm tác động đến môi trường và làm tăng tính bền vững của hệ thống xây dựng.

Lời kết

ADX Plywood hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp quý khách hiểu thêm về những dòng vật liệu xanh hiện đang có mặt trên thị trường. Từ đó giúp cho quý khách có sự lựa chọn thông minh hơn trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng cho các dự án của mình. Chúng tôi luôn nỗ lực để cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy và thân thiện với môi trường để đáp ứng xu hướng của thế giới. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất trong quá trình xây dựng và bảo vệ môi trường bền vững.

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM

Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: info@adxplywood.com

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood