Mặc dù thị trường xuất khẩu hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng không ít các doanh nghiệp trong ngành gỗ và nội thất vẫn đang nỗ lực để đưa ra các sản phẩm mới nhằm cạnh tranh với các phân khúc đã tồn tại. Họ không ngừng đổi mới, nâng cấp công nghệ và thiết kế, thậm chí còn phát triển thêm các thị trường xuất khẩu mới để thích ứng với tình hình biến động của thị trường. Không những thế, đây còn là một dấu hiệu tích cực, đầy lạc quan, trên hành trình “lội ngược dòng” cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam trong năm 2024.
Nội dung chính
Số lượng đơn hàng đặt trước của thị trường gỗ gia tăng đáng kể
Với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu là 17,5 tỷ USD cho ngành gỗ vào năm 2024. Đây được coi là thử thách khá lớn cho các doanh nghiệp ngành gỗ, bởi thế giới đang phải đối mặt với những xung đột gay gắt về chính trị cũng như các yếu tố xuất nhập khẩu rất khó đoán. Dù vậy, tính đến đến ngày 15/3 năm 2024, các sản phẩm gỗ và nội thất vẫn đang dẫn đầu ngành nông nghiệp về kim ngạch xuất khẩu, đạt 2,86 tỷ USD và tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thông tin từ ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, số lượng đơn hàng của các doanh nghiệp ngành gỗ trong quý I/2024 đã cho thấy sự lạc quan lớn. Đáng chú ý hơn, không chỉ có đơn hàng đến tháng 6, mà một số doanh nghiệp thậm chí đã nhận được đơn đặt hàng cho đến cuối năm. Có thể thấy, năm 2024 bắt đầu với một sự tăng trưởng tích cực và đầy triển vọng đối với thị trường gỗ.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) cũng chia sẻ về vấn đề trên: “Năm 2024, thị trường có dấu hiệu phục hồi nhẹ, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều hơn. Trong nước, lãi suất cho vay đang ổn định, doanh nghiệp cũng đã có một năm tích lũy kinh nghiệm trong quản trị dòng tiền, nên khó khăn vơi một nửa”.
Bên cạnh đó, theo thông tin được biết thì hàng tồn kho của thị trường nước ngoài cụ thể là Mỹ đang giảm mạnh. Chính vì thế, thời gian này được coi là “Mùa làm ăn” của các doanh nghiệp và ngành gỗ tự tin sẽ đạt được các mục tiêu xuất khẩu đã đề ra trong năm nay.
Giải pháp nâng cao cơ hội của ngành gỗ Việt Nam
Vấn đề chính trị thế giới vẫn đang diễn ra phức tạp, dẫn đến chi phí logistics cũng gia tăng; các quy định mới về bảo vệ rừng dự kiến sẽ được áp dụng tại Châu Âu vào cuối năm 2024; việc áp dụng các loại thuế carbon sẽ diễn ra nhanh chóng hơn; thị trường Mỹ đang thực hiện các biện pháp chống bán phá giá… Đây là những thách thức mà các doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất đang phải đối mặt và cần có các giải pháp ứng phó phù hợp.
Đối diện với những thách thức trên, mỗi doanh nghiệp cần phải cố gắng để tìm ra cách tiếp cận riêng cho mình. Theo ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chia sẻ: “Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã chủ động phối hợp với khách hàng nước ngoài, sản xuất những mẫu mã mới mang thương hiệu riêng để chiếm lĩnh thị trường mục tiêu. Nhiều thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Campuchia, Singapore, Lào, Indonesia, Philippines… được doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khai thác đang đạt mức tăng trưởng khá tốt.”
ADX Plywood – đơn vị cung cấp ván ép chất lượng
Trên tinh thần hội nhập và tiến tới mục tiêu của ngành đã đề ra, ADX tự tin đón tín hiệu tín cực với số lượng đơn hàng nội địa cũng như quốc tế trong quý 1 đã có bước tiến mạnh mẽ. ADX Plywood chủ trương đẩy mạnh tiến độ sản xuất các đơn hàng hiện tại nhằm đảm bảo thời gian giao hàng. Đặc biệt, quá trình kiểm tra chất lượng cũng được rà soát chặt chẽ, tự tin mang đến cho khách hàng một trải nghiệm hoàn hảo về sản phẩm và dịch vụ. Liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để nhận báo giá chi tiết!
(Nguồn bài báo: Cơ hội “lội ngược dòng” của doanh nghiệp ngành gỗ, nội thất, Báo Đầu Tư)
Thông tin liên hệ
Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM
Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486
Email: info@adxplywood.com
Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood