Cốp pha đóng một vai trò quan trọng làm ván khuôn cho các công trình xây dựng, đây là một vật liệu không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tiến độ của công trình. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại khuôn khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu và năng lực thi công của các nhà thầu, trong đó nổi bật là ván coppha phủ phim với những ưu điểm vượt trội và được nhiều người lựa chọn. Vậy cốp pha là gì, có những loại nào, chức năng và cấu tạo của nó ra sao, xin mời quý khách hàng cùng ADX Plywood tìm hiểu thông qua bài viết sau đây!

Cốp pha: Cấu tạo và chức năng

Cốp pha là gì?

Cốp pha là gì: Cấu tạo và chức năng

Cốp pha hay còn được gọi là khuôn đúc, coppha,… là một bộ phận quan trọng trong các công trình xây dựng, đóng vai trò là một khuôn đúc, giữ cho bê tông đúng hình dạng. Đây là một vật liệu thiết yếu đảm bảo cho tính chính xác và độ chắc chắn của công trình.

Trước đây, khuôn coppha được làm từ những loại vật liệu như gỗ, tre,…Tuy nhiên, sau khi công nghệ tiên tiến phát triển thì các loại vật liệu như tole, thép, composite,… lại được ưa chuộng sử dụng hơn vì sự tiện lợi và độ chính xác cao.

Tham khảo ván ép cốp pha phủ phim tại đây!

Cấu tạo ván coppha trong xây dựng

Cấu tạo ván cốp pha trong xây dựng

Về cấu tạo, cốp pha xây dựng gồm có 3 phần chính sau đây:

  • Ván mặt: Là phần trực tiếp tiếp xúc với bê tông, giúp bê tông định hình thành khối khi đóng rắn.
  • Sườn cứng: Là bộ phận chịu lực chính của khuôn, sườn cứng sẽ được lắp ráp thành các hình dạng phù hợp với công trình bê tông.
  • Các phụ kiện: Có tác dụng liên kết và giữ cố định cho các tấm coppha bằng các hệ thống gắn kết như thanh gỗ, bulong, ốc vít,… nhằm đảo bảo cho kết cấu hệ thống được bền chặt.

Chức năng

Chức năng cốp pha xây dựng

  • Định hình hình dáng của công trình, đảm bảo bê tông được đổ đúng vị trí theo yêu cầu thiết kế.
  • Bao phủ và giúp bảo vệ bề mặt của bê tông khỏi các yếu tố như ánh nắng mặt trời, bụi, gió, mưa,… để đảm bảo quá trình đóng rắn của bê tông được diễn ra một cách đồng đều.
  • Kiểm soát và đảm bảo việc đổ bê tông được thực hiện đúng theo thiết kế, tránh các sai sót và biến dạng xuất hiện trong cấu trúc bê tông. Điều này giúp đảm bảo hệ thống bê tông đạt được độ chắc chắn, độ bền và hình dáng như yêu cầu.
  • Giúp công nhân thực hiện các công việc kiểm tra một cách thuận lợi và hiệu quả.

Phân loại cốp pha

Phân loại khuôn xây dựng

Cốp pha xây dựng trên thị trường hiện nay có nhiều loại khác nhau với những đặc điểm riêng biệt, giúp đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khối bê tông hoàn thiện. Dưới đây là phân loại cốp pha theo công nghệ thi công.

Khuôn định hình

    • Luân lưu: Hay còn gọi là khuôn thép định hình. Đây là loại có khả năng tái sử dụng nhiều lần theo chu trình gồm các bước: chế tạo khuôn – lắp đặt – tháo dỡ – lắp đặt – sử dụng
    • Hệ khuôn di động: Tương tự khuôn luân lưu, khuôn di động cũng được sử dụng nhiều lần, tuy nhiên việc này được sử dụng theo chu trình rút gọn và khép kín: chế tạo lần 1 – vận chuyển đến công trình – lắp đặt lần 1 – sử dụng. Loại này chỉ được tháo dỡ 1 lần duy nhất.
  • Di động đứng: Coppha trượt (di chuyển lên cao theo phương thẳng đứng một cách liên tục và đồng đều) và khuônleo (ván khuôn được nâng lên bằng thiết bị nâng theo chu kỳ) tạo thành nhóm khuôn thành đứng.
  • Di động ngang: Nhóm coppha này nằm dưới đáy, thuộc loại chịu lực. Khi thi công, hệ thống ván khuôn này được bố trí trên hệ thống đường ray hoặc bánh xe.

Khuôn chuyên biệt

Khác với loại khuôn định hình, khuôn đúc chuyên biệt chỉ được sử dụng với số lần nhất định nên khả năng tái sử dụng rất thấp.

  • Loại gỗ xẻ truyền thống: Dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường nên tuổi thọ ngắn. Thi công coppha gỗ được thực hiện trực tiếp ngay tại công trường và được sử dụng để đúc thành nhiều hình dạng khối bê tông khác nhau.
  • Hệ kết cấu thép cốt cứng: Đóng vai trò định hình khuôn bê tông và tham gia trực tiếp vào kết cấu bê tông.
  • Loại bê tông đúc sẵn: Là loại bê tông được đúc sẵn trong khuôn, đóng vai trò là khuôn khi thi công bê tông tại chỗ. Sau đó loại bê tông này trực tiếp làm thành kết cấu của bê tông và không phải tháo dỡ.

Khuôn linh hoạt

Khuôn linh hoạt (fabric formwork) sử dụng các tấm vải nhẹ với độ bền cao và trọng lượng nhẹ để làm khuôn ván. Ván khuôn này sử dụng một lượng bê tông ít hơn đáng kể, giúp tiết kiệm năng lượng cho thi công.

Quy trình sử dụng ván coppha khi thi công

Quy trình lắp đặt cốp pha

Bước 1: Lập kế hoạch và thiết kế

  • Dựa trên kết cấu bê tông cần xây dựng để xác định yêu cầu thiết kế cho coppha.
  • Lập kế hoạch chi tiết về vị trí, kích thước và hình dáng của coppha trên công trình.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ

  • Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như ván mặt, cốt thép, vít,…

Bước 3: Lắp đặt sườn cứng

  • Lắp đặt sườn cứng được thực hiện trước bước lắp ván mặt, việc này sẽ giúp định hình khuôn đúc theo hình dáng và kích thước mong muốn.
  • Sườn cứng được lắp đặt tùy theo yêu cầu của công trình.

Bước 4: Lắp đặt ván mặt

  • Đặt các ván mặt lên trụ nâng, các khuôn hoặc sườn cứng (nếu có) để tạo không gian cho việc đổ bê tông.
  • Coppha sử dụng cho bước này thường sẽ là tấm nhựa composite, ván ép phủ phim để tạo bề mặt láng mịn và đẹp.

Bước 5: Lắp đặt cốt thép

  • Lắp đặt và định hình cốt thép vào vị trí đã được thiết kế trước, việc này sẽ giúp cốp pha chịu lực tốt và đạt được sự ổn định trong cấu trúc.

Bước 6: Lắp đặt hệ thống gắn kết

  • Lắp các hệ thống gắn kết để đảm bảo sự chắc chắn cho cấu trúc. Kiểm tra trước khi đổ bê tông vào.

Bước 7: Đổ bê tông

  • Đổ bê tông vào trong không gian giữa các ván mặt để lấp đầy toàn bộ khu vực cần xây dựng.

Bước 8: Trải phẳng và xoa bóp bề mặt

  • Trải phẳng để bề mặt bê tông láng mịn và đều.
  • Sử dụng các công cụ để xoa nền bề mặt bê tông.

Bước 9: Chờ bê tông cứng

  • Tiến hành chờ để bê tông cứng đủ, sau đó mới tháo dỡ.

Bước 10: Tháo dỡ khuôn đúc

Quy trình tháo dỡ cốp pha

  • Tháo dỡ các ván mặt, sườn cứng hoặc khuôn cốp pha một cách cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến bề mặt bê tông.
  • Không tháo các phần đà giáo, cột chống ở tấm sàn. Giữ lại các cột chống an toàn và giữ khoảng cách giữa các cột là 3m.

Lựa chọn khuôn ván ép phủ phim tại ADX Plywood

Hiện nay trên các công trình xây dựng ưa chuộng sử dụng ván ép phủ phim để làm cốp pha cho công trình. Ván coppha ra đời đã đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực xây dựng, đem đến sự tiện lợi và giảm thiểu thời gian, công sức vận chuyển hàng hóa. Ván ép phủ phim tại ADX Plywood với khả năng tái sử dụng lên tới 20 lần, giúp tiết kiệm năng lượng và thời gian sản xuất, thân thiện với môi trường. Mọi thắc mắc về ván coppha, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây!

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM

Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: info@adxplywood.com

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood