Hiện nay, bên cạnh các loại ván công nghiệp như MDF, HDF, … ván plywood cũng là một cái tên nổi bật được khách hàng ưu ái sử dụng trong hầu hết các công trình kiến trúc nhà ở hay văn phòng. Ván ép gỗ sẽ là một “thành phần mấu chốt” giúp không gian sống và làm việc trở nên sang trọng, tinh tế hơn bao giờ hết. Vậy, cụ thể plywood là gì? Theo dõi bài viết của dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về loại gỗ công nghiệp này.
Nội dung chính
Plywood là gì?
Plywood hay còn gọi là gỗ Plywood hoặc ván ép Plywood là một thuật ngữ đại diện cho loại gỗ được tạo ra từ việc liên kết nhiều lớp gỗ mỏng có cùng kích thước. Những lớp gỗ này được xếp chồng lên nhau đồng hướng (LVL) hoặc vuông góc (LVB, LVD) theo chiều thớ gỗ và liên kết bằng keo chuyên dụng như Phenol Formaldehyde (PF), Urea Formaldehyde (UF) hoặc Melamine Urea Formaldehyde (MUF),… Sau khi được ép dưới áp suất và nhiệt độ phù hợp, thành phẩm ván plywood đạt được chất lượng cao với nhiều ưu điểm nổi bật.
Lịch sử hình thành và phát triển
Ván gỗ plywood được biết đến là loại gỗ công nghiệp đầu tiên được phát minh. Việc ứng dụng những lớp gỗ mỏng làm vật liệu xây dựng có niên đại khoảng 1500 năm về trước. Vào năm 1797, Samuel Bentham đã xin cấp bằng sáng chế và miêu tả chính xác khái niệm về ván ép mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.
Mặc dù vậy, mất gần một trăm năm để ván ép có thể trở thành sản phẩm thương mại đầu tiên trong ngành công nghiệp đồ nội thất. Khi có sự thay đổi giữa nhu cầu sử dụng và nguồn cung, ván ép plywood bắt đầu được đưa vào sử dụng trong nội thất xe lửa, xe buýt và cả máy bay. Ngày nay, ván ép gỗ đã thay thế gỗ tự nhiên trong nhiều lĩnh vực và trở thành ngành công nghiệp đem lại giá trị rất cao.
Cấu tạo của gỗ Plywood
Thông thường, ván plywood có cấu tạo bao gồm 3 phần chính. Trong đó bao gồm những lớp gỗ mỏng có độ dày xấp xỉ 1mm có cùng kích thước. Đặc biệt, những lớp gỗ này được liên kết với nhau bằng một loại keo chuyên dụng giúp ván ép tăng cường độ cứng và hạn chế được những tình trạng biến dạng của gỗ. Cụ thể, 3 lớp cấu tạo đó là:
- Phần lõi: gồm nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày xấp xỉ 1.7mm.
- Phần bề mặt: Bề mặt phủ đa dạng hình thức như plywood phủ veneer, melamine, Film, UV…
- Phần keo: Các loại keo chuyên dụng thường được sử dụng cho việc liên kết các lớp gỗ mỏng là keo Urea Formaldehyde (UF), keo Phenol Formaldehyde (PF) và Melamine Urea Formaldehyde (MUF).
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất luôn là một trong những yếu tố mà Khách hàng & Đối tác quan tâm đến đầu tiên khi nhắc đến plywood. Một sản phẩm ván ép gỗ chất lượng cao cần trải qua một quy trình sản xuất đạt chuẩn và nghiêm ngặt. Hãy cùng tìm hiểu một thành phẩm ván gỗ hoàn chỉnh cần trải qua những công đoạn nào:
- Lựa chọn nguyên liệu gỗ
- Bóc/lạng veneer cốt ra thành tấm
- Sấy khô và phân loại
- Tiến hành liên kết các tấm ván bằng việc lăn keo và xếp chồng các tấm gỗ theo cấu trúc đặc biệt (LVB, LVL hoặc LVD).
- Sau khi đã xếp chồng lên nhau, các tấm ván được đưa vào máy ép lạnh để làm phẳng và mật độ phân phối keo được đồng đều.
- Tấm ván được ép nóng để đảm bảo các tấm ván mỏng liên kết chặt chẽ với nhau.
- Sau khi ép lạnh, ép nóng cốt gỗ tiến hành sửa/bả bề mặt gỗ.
- Chà nhám, cắt sơ bộ cốt gỗ.
- Lăn keo và dán veneer mặt.
- Tiếp tục quá trình sản xuất ván ép bằng việc ép nóng và ép lạnh để làm phẳng bề mặt ván.
- Chà nhám tinh: đảm bảo bề mặt và góc cạnh đều phải chà nhám sạch sẽ. Khi sờ bàn tay lên sản phẩm phải láng mịn, không được cấn móp.
- Cắt tinh, loại bỏ các khuyết tật trên bề mặt.
- Hoàn thiện và kiểm tra chất lượng thành phẩm.
Ưu và nhược điểm
Nếu đang cân nhắc ván ép plywood cho nội thất hoặc các công trình xây dựng, quý khách hàng không nên bỏ qua ưu điểm và nhược điểm của plywood. Hiểu rõ những thông tin này, chúng tôi tin rằng quý khách hàng sẽ có thể cảm nhận rõ ràng và chân thật nhất về loại ván ép thông dụng này.
Ưu điểm
- Có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ dù ở bất kể không gian trong nhà hay ngoài trời.
- Có khả năng uốn cong, phù hợp với nhiều hình dạng nội thất.
- Khả năng hạn chế tính trạng ẩm mốc tốt có thể sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao như phòng tắm…
- Trọng lượng thấp nên dễ dàng di chuyển.
…
Nhược điểm
- Nồng độ phát thải Formaldehyde trong các loại keo nếu vượt quá mức cho phép sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như môi trường.
- Khả năng chống mối mọt không cao, cần được xử lý đúng kỹ thuật trước khi ép.
- Cạnh ván dễ bị sứt mẻ.
- Dễ cong vênh và tách lớp nếu quá trình sản xuất không đúng kỹ thuật.
So sánh Plywood và MDF
Về cấu trúc
- Ván plywood: có cấu tạo từ những lớp gỗ mỏng được lạng ra từ thân gỗ tự nhiên. Sau đó được ép chặt lại với nhau với nhiệt độ cao và liên kết chắc chắn bằng lớp keo chuyên dụng.
- Ván MDF: được tạo nên từ sợi gỗ và bột gỗ xay nhuyễn từ các cây gỗ nguyên liệu. Sau khi tất cả nguyên liệu trộn với keo và các chất phụ gia khác sẽ được ép nhiều lần dưới áp suất và nhiệt độ cao tạo nên một thành phẩm đúng quy chuẩn.
Về đặc tính
- Ván plywood: Kết cấu ổn định, độ bền cao, khả năng hạn chế cong vênh tốt. Bên cạnh đó,ván ép gỗ còn có khả năng chịu nước và ẩm khá tốt nên thường được ứng dụng làm cốp-pha xây dựng hoặc trong các môi trường khắc nghiệt như ngoài trời, phòng tắm…
- Ván MDF: Lõi gỗ đặc, kết cấu ổn định nhưng vẫn có phần kém hơn plywood. Đặc biệt, ván ép MDF được cấu tạo từ các sợi nhỏ nên độ liên kết giữa các thành phần không cao dẫn đến khả năng chống thấm nước còn hạn chế.
Giả cả và ứng dụng
Ta có thể dàng nhận thấy được mức độ phổ biến của ván MDF so với plywood ngày nay. MDF được sử dụng rộng rãi hơn bởi vì đây là loại gỗ công nghiệp có mức giá tầm trung, phù hợp với kinh tế nhiều khách hàng tại Việt Nam.
Tuy vậy, ván gỗ dán có tính ứng dụng đa dạng và phong phú hơn hẳn MDF khi có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau kể cả ngoài trời. Đặc biệt, các sản phẩm từ plywood uốn cong được khách hàng yêu thích ứng dụng trong các thiết kế nội thất yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
Plywood chống ẩm là gì? Có tốt không?
Gỗ plywood chống ẩm là loại ván được làm từ những lớp gỗ mỏng tự nhiên và liên kết với nhau bằng một loại keo chống thấm nước đặc biệt (Water Boiled Proof). Chính loại keo này là yếu tố giúp cho ván ép có khả năng chống ẩm cao hơn so với những ván thông thường. Keo Water Boiled Proof còn có khả năng kháng nước ở nhiệt độ cao nên rất phù hợp với các môi trường ngoài trời khắc nghiệt.
Vậy loại ván chống ẩm này có thật sự tốt? Để giải đáp cho câu hỏi này, ADX Plywood mời quý khách hàng điểm qua những ưu điểm nổi bật của loại ván gỗ này.
- Plywood chống nước có thể chịu được nhiệt độ cao của thời tiết ngoài trời và không bị tách lớp khi gặp nước.
- Có cấu trúc mạnh gấp 5 lần so với những loại thông thường.
Có thể nói đây là một sản phẩm tuyệt vời với những ưu điểm ưu việt và tính ứng dụng cao phù hợp với nhiều môi trường.
Các loại gỗ ván plywood hiện nay
Có thể nói, sản xuất Gỗ công nghiệp hay ván ép là ngành có nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng và phong phú nhất. Bên cạnh những ứng dụng tuyệt vời, ván gỗ plywood còn được người dùng yêu thích bởi sự đa dạng từ lõi gỗ đến bề mặt. Dựa trên phân loại về bề mặt, ván plywood hiện có những loại phổ biến như sau:
-
Plywood phủ Veneer
Veneer là tấm ván mỏng được lạng ra từ cây gỗ tự nhiên với độ dày khoảng từ 0.3mm đến dưới 0.6mm và được dùng để dán vào 2 mặt ván. Đây là bề mặt được các chuyên gia và khách hàng đánh giá rất cao giá trị thẩm mỹ khi giữ được vẻ đẹp nguyên bản từ thân cây gỗ tự nhiên.
-
Plywood phủ Melamine
Ván ép phủ Melamine là tấm ván ép có cốt là plywood và bề mặt được dán Melamine. Trong đó, Melamine là lớp giấy trang trí mỏng nhúng keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF). Hiện nay, loại giấy trang trí này được sản xuất cực kì đa dạng với các hoa văn độc đáo như vân gỗ, vân đá, vân vải hay các màu đơn sắc hiện đại. Đây cũng là ván ép được khách hàng yêu thích sử dụng nhất hiện nay nhờ vào sự đa dạng bề mặt và ứng dụng.
-
Plywood phủ Phim
Ván ép phủ phim, hay còn gọi là Gỗ ván Cốp-pha phủ phim, được tạo nên từ các lớp gỗ mỏng và liên kết với nhau bằng keo dán chuyên dụng chịu nước 100% WBP – Phenolic, theo phương pháp ép nóng ở nhiệt độ 125 đến 140 độ C. Ván ép phủ phim được đánh giá cao với khả năng chịu lực, chống thấm nước tốt phù hợp với các môi trường ẩm ướt và khắc nghiệt như ngoài trời. Trong đó, ván ép phủ phim từ ADX Plywood được kiểm nghiệm đạt khả năng không tách lớp khi đun sôi trong nước lên 72 giờ và đạt hơn tái sử dụng nhiều lần trong điều kiện không cưa cắt.
-
Các loại ván plywood khác
Ngoài những cái tên ADX Plywood đã nhắc đến thì ván plywood phủ Laminate, UV… cũng được biết đến rất nhiều. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam những loại ván kể trên là thông dụng nhất.
Cách uốn cong plywood
Cách uốn cong plywood
Có thể nói, một sản phẩm ván ép sau khi được uốn cong và tạo hình sẽ nâng cao giá trị lên gấp nhiều lần. Ván plywood cũng không ngoại lệ, một ưu điểm vô cùng nổi bật và vượt trội hơn những loại gỗ công nghiệp khác đó chính là khả năng uốn cong. Vậy làm thế nào để uốn cong ván plywood? Sau đây sẽ là quy trình cụ thể để biến một tấm ván thẳng và cứng như ván ép nhiều lớp thành một sản phẩm có đường cong ấn tượng.
- Chọn loại gỗ
Điều đáng chú ý là không phải tất cả ván ép đều có thể uốn cong. Vì vậy, công đoạn lựa chọn nguyên liệu đầu vào cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Ván ép tốt nhất để uốn phải có bề mặt sần sùi, không bị vỡ vụn hay tách rời khi uốn và thường được làm từ các loại gỗ mềm.
- Tạo khuôn uốn
Tạo khuôn là một bước không kém phần quan trọng trong quy trình uốn cong ván ép. Khuôn uốn nên được làm từ những vật liệu cứng cáp tránh tình trạng mất đi hình dạng khi kẹp vào ván ép.
- Bắt đầu uốn cong
Trước khi tiến hành uốn, ván ép cần được làm mềm bằng cách đắp khăn hoặc giẻ thấm nước. Các kỹ sư sẽ sử dụng công nghệ áp lực dần dần và từ từ siết chặt các kẹp để đưa ván ép vào khuôn đã chuẩn bị. Sau khi được làm khô, ván ép sẽ được sửa chữa bằng cách cắt và lấp đầy chỗ lõm bằng chất độn gỗ.
- Kiểm tra plywood uốn cong
Kiểm tra độ bằng phẳng và mượt mà của ván ép đã uốn bằng tay. Bên cạnh đó, để ván ép trở nên cứng cáp hơn, có thể dán thêm những ván ép bổ sung và dùng kẹp để cố định chúng.
Ứng dụng của gỗ plywood trong đời sống và nội thất gia đình
Cùng với những đặc tính nổi bật, ván ép plywood hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nội thất gia đình. Hơn thế nữa, ván ép gỗ còn là một loại vật liệu lý tưởng để thay thế gỗ tự nhiên – loại vật liệu đang cực kỳ khan hiếm trên thị trường. Vậy, ứng dụng của gỗ plywood ra sao mà lại được yêu thích đến vậy? Cùng ADX Plywood tìm hiểu ngay bên dưới.
Trong đời sống
Nhờ vào những ưu điểm bền bỉ và chống thấm nước, ván ép gỗ được ưa chuộng để sản xuất các sản phẩm yêu cầu độ chịu lực và tính ổn định cao. Ví dụ như tạo khuôn cốp-pha đổ bê tông, tấm lót hay thuyền, thùng đóng gói vận chuyển…
Trong nội thất gia đình
Đặc biệt, các loại ván plywood phủ melamine và ván plywood phủ veneer được người tiêu dùng vô cùng yêu thích trong việc trang trí nội thất nhà ở và văn phòng. Cụ thể là sản xuất các loại vật dụng như giường, tủ, bàn ghế,… Ngoài ra, ván gỗ plywood còn được dùng cho việc làm vách ngăn hoặc lát sàn.
Như vậy, qua bài viết trên ADX Plywood đã giúp quý khách hàng tìm hiểu kỹ càng và tượng tận về khái niệm “plywood là gì” và những vấn đề xoay quanh loại vật liệu này. Chúng tôi mong rằng đây sẽ là những thông hữu ích và được quý khách hàng tham khảo trong quá trình tìm ra loại vật liệu cho mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất từ các tư vấn viên.
Thông tin liên hệ
Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P.An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486
Email: Info@adxplywood.com
Fanpage: ADX Plywood