Trong hệ sinh thái gỗ công nghiệp, gỗ ghép phủ Veneer luôn làm hài lòng khách hàng về chất lượng cũng như giá cả hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về gỗ Veneer, có thể đây là loại vật liệu phù hợp với nhu cầu mà quý khách hàng đang tìm kiếm để sử dụng thiết kế nội thất cho ngôi nhà hay sử dụng cho các công trình khác.
Nội dung chính
Gỗ veneer
Định nghĩa
Veneer (hay còn gọi là ván lạng) là tấm ván mỏng, được lạng ra từ cây gỗ tròn tự nhiên, với độ dày thông thường vào khoảng 0.3mm – 0.6 mm và thường không vượt quá 3mm (tương đương 1/8 inch).
Veneer thừa hưởng tất cả những đặc điểm, tính chất của loại gỗ tự nhiên dùng để tạo ra nó. Vật liệu này có độ bền cao, chịu lực tốt, hạn chế thấm nước, ít biến dạng và giữ hình dáng ổn định sau thời gian dài sử dụng. Đặc biệt, loại ván này luôn giữ được vẻ đẹp tự nhiên khiến cho khách hàng hết sức hài lòng và ưa chuộng.
Ở Việt Nam, Veneer được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất các sản phẩm nội thất hay ván sàn bằng cách dán lớp Veneer vào các mặt ván gỗ công nghiệp như MDF, HDF, ván dăm, Plywood,…
Các cách sản xuất thông dụng
Thời kỳ hiện đại ngày nay, với sự phát triển của máy móc công nghệ, việc gia công xử lý ván lạng mỏng đã được cải thiện hơn rất nhiều. Nhờ vào công nghệ hiện đại giúp khoảng thời gian gia công xử lý được rút ngắn, giảm thiểu được công sức người lao động, tối ưu được hiệu quả làm việc. Một số phương pháp để lạng gỗ thường được dùng phổ biến hiện nay là:
- Cắt phẳng
Trước tiên cần cắt khúc gỗ ra làm đôi, sau đó lưỡi dao cắt thẳng song song với lõi gỗ, từ phần ngoài vào, cho ra những tấm veneer giữ nguyên vẻ đẹp của vân gỗ.
- Bóc tròn
Cách bóc này cần sử dụng một loại máy cắt có lưỡi dao thật sắc để bóc lạng veneer từ ngoài vào đến phần tâm của thân gỗ cho đến khi hết khúc gỗ.
- Bóc khối phần tư
Phần thân gỗ sẽ được xẻ làm 4 phần. Tiếp đó, mới thực hiện bóc mỏng thành Veneer. Phương pháp này sẽ vẫn bóc theo đường vân của gỗ, tạo ra những tấm Veneer sọc và thẳng
Quy trình sản xuất ván ép veneer
Không phải tất cả nhà máy đều có quy trình sản xuất veneer giống nhau. Tùy vào mục tiêu sử dụng và mục tiêu chất lượng mà mỗi công ty có quy trình theo chuẩn riêng. Cơ bản đều áp dụng theo các bước chính là bóc lạng – lăn keo – ép nguội/ nóng – hoàn thiện.
ADX Plywood – với phương châm luôn đề cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, sản phẩm xuất ra thị trường luôn đạt chất lượng cao đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Ván ép Veneer phải trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt và đòi hỏi độ tỉ mỉ cũng như sự chính xác cao trong từng giai đoạn xử lý.
- Bước 1: Xử lý nguyên liệu gỗ tự nhiên.
Ở bước này, gỗ đặc sẽ được sơ chế các bước cơ bản như: tách vỏ, ngâm, bỏ nhựa, sấy,…
- Bước 2: Lạng mỏng các tấm ván tùy theo nhu cầu.
Các khúc gỗ sẽ được lạng ra thành các tấm ván mỏng với độ dày từ 0.6mm cho đến 3mm.
- Bước 3: Phân loại và dùng máy sấy công nghiệp để làm khô tấm ván lạng.
Sở hữu tất cả các tính chất của gỗ tự nhiên, Veneer khi phơi khô dưới ánh mặt trời sẽ gặp tình trạng cong vênh, giòn và dễ gãy. Do đó cần làm khô ván Veneer bằng máy sấy công nghiệp với nhiệt độ thích hợp.
- Bước 4: Phủ đều lớp keo lên hai bề mặt cốt gỗ.
ADX Plywood sử dụng keo đạt tiêu chuẩn E0 hiệu quả cao, tránh tình trạng bong tróc, không gây độc hại và thân thiện với môi trường.
- Bước 5: Xếp lớp ván ép
Các lớp ván ép có thể được sắp xếp theo các chiều đồng hướng hoặc vuông góc với nhau theo chiều thớ gỗ. Đây là bước quyết định kết cấu của ván ép Veneer
- Bước 6: Ghép các tấm Veneer lại với nhau.
Công đoạn này có thể dùng máy ép nóng và máy ép nguội để liên kết các tấm ván lại với nhau một cách chặt chẽ hơn.
- Bước 7: Công đoạn chà nhám sơ bộ cốt.
Dùng máy chà nhám, xử lý các điểm thừa ở phần cốt
- Bước 8: Lăn keo và chuẩn bị dán lớp Veneer mặt
Tiếp tục phủ keo và đảm bảo trải đều trên bề mặt để dán lớp Veneer mặt một cách chắc chắn nhất.
- Bước 9: Ép nguội và ép nóng bề mặt
Tại ADX Plywood, sản phẩm được gia công qua hai lần ép nhiệt. trong đó chia ra ép nhiệt phần cốt và ép nhiệt bề mặt để đảm bảo sự liên kết giữa các lớp một cách chặt chẽ nhất và khó xảy ra tình trạng bong tróc, tách lớp.
- Bước 10: Công đoạn cuối cùng
Chà nhám tinh, hoàn thiện bề mặt, cắt bỏ các chi tiết thừa, và hoàn thiện sản phẩm
Đặc điểm của gỗ veneer
Ván ép phủ Veneer khai thác tối đa vẻ đẹp tự nhiên của những loại gỗ giá trị cao như sồi, tần bì, hồ đào,…Với phần cốt được làm từ Plywood mang lại các đặc điểm nổi trội như độ cứng cơ học cao, khả năng bám ốc vít khá tốt, dễ dàng thi công, ít bị cong vênh, và chống mối mọt phá hoại. Với chất lượng vượt trội nhưng giá cả Veneer lại rất vừa phải, phù hợp với điều kiện chi trả của khách hàng. Hơn nữa, loại ván này mang đến một vật liệu thân thiện với môi trường và hoàn toàn có thể thay thế gỗ nguyên khối.
Gỗ veneer | ván veneer
Tương tự như các loại gỗ công nghiệp khác, cấu tạo của ván Veneer được làm từ ba phần: lớp bề mặt, phần cốt gỗ và phần keo. Sự kết hợp giữa lớp bề mặt và phần cốt gỗ đã tạo ra đa dạng loại ván ghép Veneer.
Đối với gỗ ghép phủ Veneer, các tấm veneer được lạng mỏng từ chất liệu gỗ tự nhiên, sau đó xếp chồng hoặc ghép lại với nhau bằng keo ép ván, đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa các lớp với nhau. Các loại gỗ thường được sử dụng làm phần lõi là gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào,…
Veneer không chỉ được biết đến như là những tấm ván được ghép lại với nhau, mà còn được dùng để phủ lên các bề mặt gỗ công nghiệp, MDF, MFC,… nhằm tăng tính thẩm mỹ cũng như độ bền của sản phẩm.
Ưu điểm, nhược điểm của gỗ Veneer
Các sản phẩm gỗ Veneer không chỉ được đánh giá cao về chất lượng, độ bền và các tính năng ưu việt mà còn sở hữu nét đẹp giản dị tự nhiên nhưng không kém phần tinh tế, hiện đại. Dù là bất cứ sản phẩm nào, quy trình sản xuất chặt chẽ ra sao, thì mọi thứ đều sẽ có hai mặt, ưu điểm và nhược điểm của nó. Do đó quý khách hàng nên biết thêm thông tin về ván Plywood Veneer để có thể sử dụng chúng một cách hợp lý nhất.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao
Được chế tạo từ gỗ tự nhiên, ván ép phủ Veneer giữ được vẻ đẹp của vân gỗ ban đầu.
- Ít bị biến dạng
Gỗ Veneer ít bị cong vênh, co ngót, giữ hình dáng ổn định sau thời gian dài sử dụng.
- Bề mặt nhẵn mịn
Được xử lý bề mặt kỹ càng, bề mặt của Veneer rất sáng bóng và nhẵn mịn.
- Thân thiện với môi trường.
Đây là ưu điểm không chỉ của riêng ván ghép phủ Veneer mà còn là ưu điểm chung của ván ép công nghiệp.
Nhược điểm
- Khả năng kháng nước thấp: Dù được thi công kỹ lưỡng, nhưng các lớp veneer lạng mỏng vẫn không thể chống ẩm hay sức kháng nước được đánh giá thấp hơn các loại bề mặt khác như melamine, phim,…
- Không chịu được lực tác động mạnh
Với các nhược điểm nhỏ của Veneer, chúng ta vẫn có cách khắc phục để có thể sử dụng tốt hơn. Ván ép phủ Veneer không nên dùng ở những môi trường có độ ẩm thấp, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước. Lau khô bề mặt để tránh ẩm mốc, ngoài ra chúng cũng cần hạn chế tiếp xúc với lực mạnh hoặc vật nhọn để tránh làm xước bề mặt.
Các loại gỗ Veneer
Ván gỗ veneer ngày càng được ưa chuộng và trở nên phổ biến trên thị trường ngày nay. Bề mặt Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng, có vẻ đẹp giống y như gỗ tự nhiên, tùy từng loại gỗ khác nhau mà bề mặt Veneer có những đặc điểm khác nhau. Cùng ADX Plywood điểm qua các loại Veneer được khách hàng tin dùng nhất hiện nay như là:
- Veneer gỗ sồi
- Veneer gỗ óc chó
- Veneer gỗ xoan đào
- Veneer gỗ thông
- Veneer gỗ bạch dương
Ứng dụng của gỗ Veneer
Ván ép Veneer hiện nay đã dần xuất hiện nhiều hơn trong các không gian gia đình, chung cư cao cấp hay căn hộ sang trọng. Với sự đa dạng về kích thước và bề mặt, ván veneer có thể ứng dụng linh hoạt ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau:
- Nội thất gia đình, chung cư, văn phòng,…
Gỗ ghép phủ Veneer rất đa năng, với các ưu điểm vượt trội, độ cứng và độ bền cao, bề mặt giữ được vẻ đẹp của vân gỗ tự nhiên, chống mối mọt và hạn chế thấm nước. Chúng có thể được chế tác thành các món đồ nội thất hữu ích như tủ bếp, bàn ghế, kệ sách, giường ngủ, tủ quần áo,…
- Gia công CNC, đóng gói bao bì,…
Vật liệu này không chỉ tiện lợi trong quá trình thi công, các thao tác cưa cắt dễ dàng, tiết kiệm được thời gian mà còn có thể chịu được lực va đập, bảo vệ và che chắn các hàng hóa tối ưu nhất. Do đó, ván Plywood Veneer còn được sử dụng làm đóng thùng, đóng kiện hàng hóa, bao bì sản phẩm,…
- Làm đồ trang trí, thùng đàn guitar, thùng loa,…
Ngoài ra, tính thẩm mỹ cao của ván ép phủ Veneer cũng được phát huy tối đa khi sử dụng làm các món đồ trang trí, kệ tivi, vách ngăn, đèn, guitar,… mang lại vẻ đẹp tự nhiên không kém phần sang trọng.
Lời kết
Dù cho sự đa dạng của gỗ Veneer có làm quý khách phân vân trong việc đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu, ADX Plywood hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho quý khách các thông tin hữu ích, giúp quý khách hiểu hơn về ván ép Veneer. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngại liên hệ với chúng tôi thông qua thông tin liên hệ bên dưới.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P.An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486
Email: Info@adxplywood.com
Fanpage: ADX Plywood