Sở hữu nhiều đặc tính ưu việt, gỗ công nghiệp dần chiếm ưu thế hơn hẳn các vật liệu truyền thống khác trong thiết kế nội thất. Với khả năng phủ nhiều loại bề mặt từ tấm trang trí, veneer tự nhiên đến phun sơn, ván công nghiệp cho phép người dùng lựa chọn đa dạng mẫu mã theo sở thích. Đặc biệt, ván gỗ phun sơn được ứng dụng khá nhiều bởi quy trình thực hiện đơn giản, giá thành tiết kiệm, có thể tự sơn tại nhà. Qua bài viết này, ADX Plywood sẽ giới thiệu đến quý khách hàng 7 loại sơn bền, đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay.

Vì sao nên chọn sơn gỗ công nghiệp?

Vì sao nên chọn sơn gỗ công nghiệp?

Vật liệu gỗ công nghiệp từ lâu đã quá quen thuộc với ứng dụng đa lĩnh vực: nội thất, ngoại thất, xây dựng, thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên, các tấm ván gỗ thô thường rất đơn điệu, kém thẩm mỹ với bề mặt thô ráp, không phù hợp với các ứng dụng yêu cầu thẩm mỹ. Ngoài ra, đồ gỗ không có lớp bề mặt bề ngoài cũng dễ bị tấn công bởi mối mọt, nấm mốc hơn, làm giảm tuổi thọ vật dụng. Do đó, sơn bề mặt là một biện pháp lý tưởng để vừa tô điểm thêm cho tấm ván vừa bảo vệ ván khỏi tác nhân gây hại.

Nhiều loại sơn hiện nay có khả năng chống thấm nước, bao phủ toàn bộ khe hở và khuyết điểm giúp tối ưu khả năng chịu nước của gỗ. Sơn bề mặt gỗ thường mang lại đa dạng màu sắc, hiệu ứng khác nhau tùy nhu cầu người dùng như sơn bóng, sơn mờ, đơn sắc, giả gỗ, giả da… với giá thành hợp lý. Trong một vài trường hợp, việc phun phủ sơn còn giúp làm mới đồ nội thất đã xuống cấp, bong tróc hoặc phai màu.

Top 7 loại sơn gỗ phổ biến hiện nay

Để có một sản phẩm gỗ công nghiệp hoàn hảo, bền màu, phù hợp với từng không gian riêng, việc lựa chọn loại sơn phủ là công đoạn hết hết sức quan trọng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn khác nhau được sử dụng, trong đó, top 7 loại sơn phổ biến nhất sẽ được ADX Plywood tổng hợp dưới đây.

Sơn PU

Sơn PU

PU là viết tắt của từ polyurethane – một loại nhựa tổng hợp, có độ bền cao và có thể co giãn. Sơn công nghiệp PU là kết quả phản ứng giữa isocyanate và acrylic, chúng tồn tại dưới 2 dạng chính: dạng cứng và dạng foam. Trong đó, dạng cứng được dùng sơn đánh bóng, tạo màu cho vật liệu gỗ, dạng foam lại xuất hiện như nệm mút ở các loại ghế ngồi xe hơi, làm vật bảo vệ, kê đỡ đồ dễ vỡ.

Sơn PU 1K là loại sơn được dùng phổ biến nhất trong nội thất gỗ công nghiệp. Đây là hệ sơn 1 thành phần, có khả năng bám dính bề mặt tốt, ít bị bong tróc, giúp kéo dài thẩm mỹ và tuổi thọ gỗ. Ưu điểm của dòng sơn này là độ bền với thời tiết ngoài trời và tia cực tím, khó phai màu hay ố vàng. Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm trừ về khả năng chống trầy xước, kháng dung môi khá kém và giá thành cao so với các loại sơn khác.

Sơn 2K

Sơn 2K

Sơn phủ 2K có đặc điểm khá giống sơn PU 1K, điểm khác biệt lớn nhất là cấu tạo 2 thành phần của nó. Tức là trước khi sử dụng, khách hàng phải pha trộn từ 2 thành phần trở lên theo tỷ lệ phù hợp để cho ra dung dịch sơn đạt yêu cầu.

Sơn 2K có ưu điểm giúp chống ăn mòn, kháng nước, chịu lực, độ bền màu cao, sở hữu độ bóng không kém cạnh acrylic. Đồ gỗ sau khi sơn sẽ có bề mặt láng mịn, đều màu, có khả năng hạn chế trầy xước, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Dù sơn cần phải cân đo pha trộn theo tỷ lệ, dễ gây bất tiện nếu người pha gặp sai sót, nhưng thời gian để sơn khô lại khá nhanh, tối đa rơi vào 5h.

Sơn Vinyl

Sơn Vinyl

Vinyl là loại sơn bóng, không màu nên thường phù hợp sử dụng làm lớp bảo vệ trên các bề mặt gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, kim loại. Sơn Vinyl có lớp màng phủ bền, cứng, có khả năng tạo lớp nền vững chắc nên thường được dùng như lớp sơn lót cho đồ nội thất hoặc thủ công mỹ nghệ.

Tốc độ khô của loại sơn này khá nhanh, độ bám dính tốt, giúp tiết kiệm tối đa thời gian thi công. Giống như hầu hết các loại sơn phổ biến hiện nay, sơn gỗ vinyl có khả năng chống tia cực tím, hạn chế ngả vàng, bay hơi khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.

Sơn NC

Sơn NC

Sơn NC (Nitrocellulose Lacquer) được xem là loại sơn 1 thành phần chất lượng cao sử dụng cho đồ nội thất. Màng sơn NC mỏng và nhẹ, nhưng khá dễ mất màu trong một thời gian có hạn. Do đó, chúng không được ưu tiên sử dụng cho sản phẩm ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Sơn công nghiệp NC cũng được sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau (sơn lót, sơn phủ bóng, phủ mờ, tinh màu…) cùng đa dạng màu sắc để khách hàng thoải mái chọn lựa.

Sơn dầu

Sơn dầu

Sơn gốc dầu có thành phần chính từ nhựa alkyd chống gỉ, có dạng lỏng sệt. Sơn dầu khô rất nhanh, có độ bám dính và độ phủ cao, chống thấm nước, kháng vi khuẩn và nấm mốc cho nội thất gỗ công nghiệp. Đây là dòng sơn chuyên trang trí nên được sản xuất với hệ màu đa dạng và bền bỉ theo thời gian.

Các sản phẩm sử dụng sơn dầu đều bền đẹp, bắt mắt và ít bị tác động từ các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, loại sơn này chứa nhiều chất độc hại cho sức khỏe con người, dễ gây buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu nếu người thi công không chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ.

Sơn Inchem

Sơn Inchem

Sơn Inchem là dòng sơn cao cấp hàng đầu của Mỹ, chuyên sử dụng cho các sản phẩm nội thất gỗ đắt tiền. Loại sơn này đem lại những đặc tính vượt trội về màu sắc, độ trong, độ cứng cho bề mặt gỗ. Được nhập khẩu từ Mỹ, sơn inchem phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật, sắc độ của từng lọ sơn. Do đó, các sản phẩm hoàn thiện bằng sơn inchem được đánh giá rất cao về chất lượng và thẩm mỹ.

Sơn Inchem có khả năng chống ẩm, chống nước tốt hơn hẳn các loại sơn bình thường khác. Cùng với đó là quy trình sơn phức tạp hơn và giá thành chênh lệch nhiều. Đổi lại, quý khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn loại sơn này bởi độ an toàn tuyệt đối, không gây độc hại cho sức khoẻ.

Sơn Vecni

Sơn Vecni

Vecni là cái tên rất quen thuộc trên thị trường sơn công nghiệp, được để làm đẹp và bảo vệ bề mặt gỗ từ xưa đến nay. Đây là dòng sơn có tuổi đời lâu nhất trên thị trường, ra đời trước những loại sơn nổi tiếng như PU, NC, 2K… Sơn vecni được tạo thành từ hỗn hợp nhựa cánh gián pha cồn 90 độ và rất hạn chế mẫu mã màu sắc.

Xét về độ bền màu và chất lượng, sơn vecni khó lòng sánh với các loại sơn nâng cấp hơn sau này. Nhưng chúng vẫn được lòng phần đông người dùng bởi giá thành tầm trung, hợp lý, độ bóng hoàn thiện đẹp và dễ vệ sinh. Quy trình sơn được thực hiện thủ công nên mất khá nhiều thời gian, tuy nhiên, nếu lớp sơn phai màu, có thể tự sơn lại tại nhà nhanh chóng.

Lưu ý khi chọn mua sơn gỗ công nghiệp

Sơn phủ công nghiệp hiện nay đang rất được lòng người tiêu dùng trong lĩnh vực nội thất. Nhiều dòng sơn lần lượt ra đời với nhiều cải tiến vượt trội, khách hàng cũng cần cân nhắc nhiều hơn trước khi lựa chọn một loại sơn cho nội thất của mình.

Lựa chọn theo mục đích sử dụng

Thực tế, việc phun phủ sơn nhằm thỏa mãn 2 mục đích chính: tăng thẩm mỹ bề mặt và bảo vệ chất gỗ. Mỗi loại sơn trên thị trường hiện nay đều có thành phần và đặc tính khác nhau, người dùng cần xác định mục đích sử dụng chính để đưa ra lựa chọn tiêu dùng phù hợp ngân sách.

Ngoài ra, các loại sơn cũng có sự chênh lệch rõ rệch về độ bám màu, thời gian phai màu, quý khách nên tìm hiểu kỹ để quyết định sơn nào dành cho nội thất, sơn nào dành cho ngoại thất…

Lưu ý nguồn gốc xuất xứ

Nhu cầu sử dụng sơn công nghiệp tăng cao đồng nghĩa với các đơn vị cung cấp nổi lên càng nhiều. Tuy nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp đều đảm bảo mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm sơn chất lượng, an toàn. Quý khách nên chú ý đến uy tín nhà cung cấp, một số chứng nhận sơn đạt tiêu chuẩn của quốc gia/quốc tế (ISO – MATT – 0066, ROHS, REACH…), độ thân thiện môi trường của sơn để chắc chắn mua hàng chính hãng.

Cẩn trọng tính an toàn

Thành phần cấu tạo sơn thường là các chất hóa học có nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng nếu không được kiểm soát nồng độ. Quý khách cần chú ý trên nhãn mác, bao bì các hàm lượng thành phần để nhận biết độ an toàn của sơn. Đồng thời, khi sử dụng cũng cần thường xuyên kiểm tra, bảo quản đúng cách, tránh gây các phản ứng với không khí làm hỏng chất sơn và tác động đến an toàn sức khỏe.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin sơ lược về 7 loại sơn gỗ công nghiệp “quen mặt” nhất với người tiêu dùng. Hy vọng qua bài viết này, quý khách hàng sẽ chọn được loại sơn phù hợp cho sản phẩm gỗ của mình. Để được tư vấn thêm về gỗ plywood cùng những chất liệu làm đẹp bề mặt ván, nâng tầm không gian nội thất, quý khách vui lòng liên hệ ADX Plywood qua thông tin bên dưới!

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM

Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: info@adxplywood.com

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood