Nội thất là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi căn nhà hay mỗi không gian sống bất kỳ. Không những thế, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu về nội thất của con người cũng tăng theo. Với nhiều chất liệu, vật liệu được sáng tạo và biến tấu, câu hỏi lựa chọn gỗ dán ép hay gỗ ép MDF cho nội thất trở thành nỗi băn khoăn chung của người dùng. Với thế mạnh gỗ ép lõi xanh của MDF hay cốt ván tự nhiên của gỗ dán ép plywood, đâu mới là loại vật liệu thích hợp nhất?

Thông tin về gỗ dán ép

Ngày nay, có thể thấy vấn đề môi trường sinh thái ngày càng được chú trọng. Hoạt động khai thác gỗ tự nhiên cũng dần bị hạn chế. Theo đó, gỗ dán với những ưu điểm vượt trội hiển nhiên trở thành giải pháp thay thế hoàn hảo. Thông tin về gỗ dán ép

Gỗ dán ép là gì?

Gỗ dán ép hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: plywood, ván ép, gỗ dán hay gỗ ván ép, … Loại vật liệu này được ưa chuộng bởi cốt ván có chất lượng vượt trội và tính thẩm mỹ cao. Plywood khai thác được tối đa vẻ đẹp của gỗ tự nhiên nên thường được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất nội thất. Nhìn chung, gỗ dán được tạo thành từ 3 phần chính: cốt ván, lớp phủ bề mặt và keo.

Các loại gỗ dán thường gặp

Nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng, gỗ dán đã được biến tấu với nhiều mặt phủ khác nhau để tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định và tính thẩm mỹ cao. Thông thường, có nhiều cách để phân loại plywood như theo kết cấu, theo bề mặt hay theo loại keo sử dụng. Trong đó, cách phân loại theo bề mặt trở nên quen thuộc do mỗi mặt phủ sẽ có những ưu điểm và tính năng riêng.

Ba loại gỗ dán phổ biến và được ưa chuộng nhất có thể kể đến như: gỗ dán phủ Veneer, gỗ dán phủ Melamine, gỗ dán phủ Phim.

Gỗ dán phủ Veneer

Gỗ dán phủ Veneer có lớp phủ là những tấm gỗ mỏng được lạng ra từ thân cây gỗ nguyên khối sau đó được xử lý bề mặt kỹ lưỡng và dán vào hai mặt của cốt ván plywood. Cùng với những ưu điểm về độ bền, khả năng chịu lực, chống cong vênh và mối mọt, … Gỗ dán ép phủ Veneer thường được sử dụng trong sản xuất, thiết kế nội thất, đóng gói bao bì sản phẩm. Đặc biệt, loại vật liệu này còn là lựa chọn tối ưu đối với khách hàng có sở thích với đồ nội thất gỗ tự nhiên.

Gỗ dán phủ Melamine

Bề mặt phủ Melamine của gỗ dán là bề mặt phủ nhân tạo được sản xuất bằng cách nhúng tấm giấy trang trí vào keo MUF. Loại vật liệu này thường bị nhầm lẫn với các loại gỗ ép MDF phủ Melamine bởi bề ngoài khá tương đồng. Tuy nhiên, cốt gỗ dán được ép từ các tấm gỗ mỏng với cách xếp lớp LVL, LVB, LVD tùy vào mục đích sử dụng.

Theo đó, có thể nói độ bền, chịu lực, chịu máy của chúng tốt hơn so với MDF. Loại vật liệu này thường ứng dụng nhiều trong nội thất văn phòng, nhà ở, khách sạn, nhà hàng, … bởi độ đa dạng về hoa văn và màu sắc của mặt phủ. Gỗ dán phủ Melamine

Gỗ dán phủ Phim

Là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng, ván ép phủ phim có những ưu điểm vượt trội về độ bền và khả năng chống thấm nước. Gỗ dán phủ phim còn được biết đến với tên gọi ván ép coppha phủ phim. Chúng được phủ một lớp phim được nhúng keo chống nước phenolic lên hai mặt của cốt ván. Bề mặt phủ này có độ sáng mịn, giúp ván hạn chế bị trầy xước và giảm thiểu thời gian thi công xây dựng.

Ưu điểm của gỗ dán ép

Không phải tự nhiên mà gỗ dán hay ván ép có một vị trí nhất nhất định trong ngành gỗ công nghiệp nói chung và ngành nội thất nói riêng. Cùng ADX Plywood điểm qua một số ưu điểm của loại vật liệu này.

  • Bề mặt đẹp, đa dạng về mặt phủ từ tự nhiên đến nhân tạo
  • Tính đồng nhất, đồng dạng cao
  • Chất lượng đồng đều, độ bền cao
  • Không bị hạn chế về số lượng, kích thước thiết kế
  • Kích thước sản xuất có thể thay đổi theo nhu cầu của khách hàng
  • Thân thiện với môi trường
  • Giá thành hợp lý

Thông tin về gỗ ép MDF

MDF hay Medium Density Fiberboard là ván sợi mật độ trung bình hay ván ép sợi tỷ trọng trung bình. Đây cũng là một trong những loại vật liệu phổ biến cho nội thất hiện đại. Gỗ ép MDF xuất hiện đầu tiên tại Mỹ vào những năm 1960 và phát triển mạnh mẽ cho đến nay. 

Gỗ ép MDF là gì?

Những thành phần tạo nên ván MDF có thể kể đến như: bột sợi gỗ, paraffin wax, chất kết dính, bột độn vô cơ, chất bảo vệ gỗ chống mốc và mối mọt, … Cốt ván được ép từ những sợi gỗ kết hợp với các chất phụ gia trên để tạo độ bền, chặt và cứng cáp. Gỗ ép MDF được ưa chuộng khi có nhiều mặt phủ đa dạng của Melamine, Laminate, … Không những thế, loại vật liệu này còn có thể dán Veneer như plywood. MDF có một số hạn chế về độ dày, vì vậy đối với những nội thất yêu cầu độ dày cao, người ta thường ghép nhiều tấm MDF lại với nhau.

Các loại ván MDF thường gặp

Nhìn chung, các loại mặt phủ của gỗ dán ép cũng khá tương đồng với MDF. Tuy nhiên, vì được làm từ bột sợi gỗ và các chất phụ gia nên MDF có thể thêm một số chất khác vào cốt ván để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Do đó, người ta thường phân loại MDF dựa trên cấu tạo cốt ván.

MDF thường

Gỗ MDF thường có cấu tạo từ bột gỗ và các chất phụ gia cơ bản và được biết đến rộng rãi trong các sản phẩm nội thất ở nước ta. Loại vật liệu này có đặc điểm nổi bật của MDF như bề mặt đẹp, phẳng mịn, độ bền tương đối và hạn chế mối mọt. Tuy nhiên, do không có khả năng chống ẩm mốc nên gỗ ép MDF thường được khuyên dùng ở môi trường khô thoáng như: văn phòng, phòng ngủ, phòng khách,…

MDF chống ẩm

MDF chống ẩm hay còn được biết đến là gỗ ép lõi xanh, loại vật liệu này có khả năng hạn chế ẩm mốc và mối mọt cao. Vì thế, gỗ MDF lõi xanh thường được ứng dụng ở các môi trường có độ ẩm hay thường xuyên tiếp xúc với nước như: nội thất phòng tắm, phòng bếp, nội thất ban công… 

MDF chống cháy

MDF chống cháy nhìn chung khá giống với MDF thường, tuy nhiên ở khâu sản xuất sẽ được thêm vào một số chất phụ gia như xi măng, thạch cao. Những chất này có tác dụng tạo nên đặc tính chống cháy của sản phẩm. Tuy vậy, loại vật liệu này cũng không có khả năng chống cháy 100% vì có thành phần gỗ bên trong. Theo đó, gỗ ép MDF chống cháy sẽ có thời gian bắt lửa lâu hơn và hạn chế độ lớn của lửa khi cháy. Loại này thường được dùng ở các nơi có nguy cơ cháy cao như: karaoke, quán bar, khách sạn, …

Ưu điểm của ván MDF

MDF là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất bởi sự đa dạng về mẫu mã cũng như chủng loại. Hiểu rõ về các ưu điểm cũng chúng sẽ giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn chất liệu cho nội thất.

  • Độ bền tốt
  • Hạn chế tình trạng cong vênh, mối mọt
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Lựa chọn linh hoạt trong các môi trường khác nhau
  • Giá thành hợp lý

Lựa chọn gỗ dán ép hay MDF cho thiết kế nội thất hiện đại?

Lựa chọn gỗ dán ép hay MDF cho thiết kế nội thất hiện đại?Gỗ dán và MDF là hai trong các loại gỗ công nghiệp được khách hàng ưa chuộng dùng cho nội thất hiện đại. Xét về độ thẩm mỹ, hai loại này không mấy khác biệt khi có các mặt phủ gần giống nhau. Tuy nhiên, cốt ván bên trong lại có những đặc điểm riêng biệt và phù hợp cho các từng mục đích hay từng không gian.

Xu hướng thiết kế nội thất hiện đại

Ngày nay, đồ nội thất với xu hướng thiết kế hiện đại xuất hiện phần lớn trong các ngôi nhà, khách sạn hay nhà hàng… Bởi kiểu dáng cùng chất liệu mang hơi hướng đơn giản, không cầu kỳ nhưng vẫn đảm bảo được sự sang trọng và tinh tế.

Xu hướng thiết kế nội thất hiện đại sử dụng các gam màu trầm ấm và trung tính như màu be, màu ghi, màu trắng và đen, … Ở phong cách thiết kế này, những đường nét thẳng và hình khối được ưu tiên nhằm giúp tạo không gian sống nhẹ nhàng, hài hòa. Cũng chính vì thế, các loại gỗ công nghiệp như gỗ dán ép, gỗ MDF rất được ưa chuộng bởi giá thành hợp lý và nguồn gốc thân thiện.

Nên lựa chọn gỗ dán hay MDF?

Như thông tin mà ADX Plywood đã chia sẻ, có thế thấy giữa gỗ dán và MDF đều có bề mặt phủ đa dạng và khá tương đồng về tính thấm mỹ. Tuy nhiên, cốt ván của gỗ dán được tạo thành bởi những lớp gỗ tự nhiên mỏng còn MDF là bột gỗ và các chất phụ gia. Chính vì thế, nếu xét về độ bền, gỗ dán có phần chiếm ưu thế hơn. Và đó cũng là lý do khiến gỗ dán hay ván ép có giá thành nhỉnh hơn so với MDF.

Đối với nội thất hiện đại, gỗ dán hay MDF đều phù hợp. Thế nhưng, nếu nói về sở thích của mỗi người, khách hàng muốn không gian sống hòa hợp với thiên nhiên cùng nội thất chất lượng và tuổi thọ lâu dài thì nên lựa chọn gỗ dán. Mặt khác, đặc biệt là nội thất hiện đại uốn cong, plywood chính là chất liệu tối ưu và phù hợp nhất.

ADX Plywood sẽ so sánh một vài ưu, nhược điểm nổi bật của hai loại ván công nghiệp hàng đầu này để khách hàng có thêm có nhìn tổng quan hơn dưới đây!

Gỗ dán ép (Plywood) MDF
Ưu điểm
  • Độ bền cao
  • Hạn chế mối mọt, cong vênh, phồng rộp,…
  • Khả năng chịu nước, chịu nhiệt rất tốt
  • Chịu máy, bám đinh vít tốt
  • Khả năng tái sử dụng cao
  • Tính đồng bộ cao, kích thước đa dạng
  • Độ bền tương đối, thấp hơn plywood
  • Hạn chế mối mọt, cong vênh
  • Cốt ván mịn, ít bị hư hại khi cưa cắt
  • Bề mặt phẳng, mịn, dán được nhiều loại bề mặt 
  • Tính đồng bộ cao, kích thước đa dạng
Nhược điểm
  • Bề mặt cứng, hạn chế bề mặt dán
  • Khả năng chịu đinh, vít không cao
  • Khó tái sử dụng 

Lời kết

Các loại gỗ công nghiệp nói chúng hay gỗ dán nói riêng không chỉ phù hợp trong việc thiết kế nội thất hiện đại mà còn phù hợp với rất nhiều phong cách khác. Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn hãy liên hệ về ADX Plywood nhằm lựa chọn được vật liệu phù hợp và chất lượng.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P.An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: Info@adxplywood.com

Fanpage: ADX Plywood