Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệ, hàng loạt các loại ván ép công nghiệp ra đời nhằm đáp ứng cho mọi nhu cầu sử dụng của con người. Không thể phủ nhận độ phổ biến của chúng khi có thể ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực như xây dựng, nội thất, đồ mỹ nghệ trong cả nội thất và ngoài trời. Nhờ đó, đem lại cho khách hàng nhiều sự phong phú. Ở bài viết này, ADX Plywood sẽ giới thiệu cá loại ván công nghiệp phổ biến nhất hiện nay, mời quý khách hàng theo dõi!

Các loại ván ép công nghiệp 

Các loại ván ép công nghiệp phổ biến hiện nay
Các loại ván ép công nghiệp phổ biến hiện nay

Hiện nay, dòng ván ép công nghiệp hay gỗ ép công nghiệp được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng cho thiết kế của mình. Loại này được gia công từ gỗ, kết hợp với keo chuyên dụng để tạo ra thành phẩm. Không khó để phân biệt được chúng. Dưới đây, là 4 loại ván ép thông dụng mà ADX Plywood muốn giới thiệu.

Ván MDF (Medium density fiberboard)

Đây là loại ván ép phổ biến nhất trên thị trường gỗ công nghiệp. Ván MDF được chế tạo từ các cây gỗ đưa vào máy nghiền nát ra như bột. Sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực đồ nội thất, xây dựng, đồ mộc,… Bề mặt MDF khá phẳng và mịn nên dễ dàng phủ bề mặt hoặc sơn.

Ván HDF (High Density Fiberboard)

Tương tự như MDF, HDF cũng là dạng ván ép từ các sợi gỗ. Tuy nhiên, sản phẩm này được sản xuất và phát triển dựa trên cơ sở khắc phục nhiều nhược điểm của MDF. Với mật độ sợi gỗ cao hơn giúp chất lượng của tấm ván cũng được cải tiến. Nâng cao độ bền, độ chịu lực cũng như khả năng cách âm cho sản phẩm ván công nghiệp.

Ván MFC (Melamine Faced Chipboard)

Ván MFC hay còn gọi là ván dăm là cốt gỗ được làm từ ván gỗ ép hoặc ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) được phủ lớp nhựa Melamine. Thành phần thường là mùn cưa, vỏ bào, các dăm gỗ nhỏ,… Kích thước đa dạng đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực..  

Ván Plywood – ván ép cao cấp

Ván Plywood được làm từ nhiều tấm gỗ lạng mỏng, có chung kích thước xếp chồng lên nhau theo phương song song hoặc vuông góc với nhau theo chiều vân gỗ. Ván Plywood được cấu tạo từ 3 thành phần chính là phần lõi, phần cốt plywood và phần keo kết dính. Trong đó, dựa trên bề mặt ván ép mà plywood được chia thành 3 loại chính là Melamine plywood, Veneer Plywood và Filmed Face Plywood:

Melamine Plywood 

Melamine là lớp giấy hay còn gọi là bề mặt gỗ giả nhân tạo giúp bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho cốt gỗ plywood bên trong. Bề mặt melamine đẹp, đa dạng từ màu sắc đến họa tiết kết hợp cùng cốt ván plywood bền, chắc trở thành vật dụng sản xuất nội thất được sử dụng phổ biến.

Veneer Plywood

Veneer là tấm gỗ mỏng được bóc lạng từ lõi thân cây để đảm bảo được tính thẩm mỹ cao nhất, thường có độ dày từ 0.3 – 0.6mm dùng để dán vào bề mặt của ván ép Plywood. Ván ép Veneer khai thác tối đa vẻ đẹp vân gỗ và màu sắc của gỗ tự nhiên. Hiện nay, 3 loại veneer phổ biến nhất được sử dụng là veneer phong vàng (Birch), veneer bạch dương (Poplar) và veneer nhân tạo. 

Film Faced Plywood 

Film Faced Plywood hay còn thường được biết đến với tên gọi  gỗ ván Cốp-pha phủ phim. Là nguyên liệu  tuyệt vời cho các sản phẩm ngoại thất trong điều kiện môi trường thời tiết thay đổi khắc nghiệt. Với cốt gỗ rừng trồng tự nhiên kết hợp cùng tấm film chống thấm nước, kết hợp với keo chống nước (MUF hoặc PF), ván ép phủ phim sở hữu độ bền cao và hạn chế được các tình trạng cong vênh, tách lớp, mối mọt,… của gỗ nguyên khối tự nhiên.

So sánh ưu nhược điểm các loại gỗ ép công nghiệp 

So sánh ưu nhược điểm các loại gỗ ép công nghiệp
So sánh ưu nhược điểm các loại gỗ ép công nghiệp

Để giúp quý khách hàng có được lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng, ADX Plywood xin chia sẻ một số ưu, nhược điểm của từng loại ván ép công nghiệp.

Ưu điểm chung của 4 loại ván ép nêu trên: 

  • Sản phẩm được làm từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường, hạn chế được tình trạng khai thác gỗ rừng nguyên sinh, đảm bảo hệ sinh thái tự nhiên.
  • Có độ bền cao, khó dính bẩn, bạc màu, thi công lắp đặt đơn giản, không bị ảnh hưởng bởi hóa chất
  • An toàn với sức khỏe người sử dụng
  • Không cong vênh: Hầu hết gỗ ép công nghiệp đều có đặc điểm ít cong vênh và biến dạng dưới tác động lực và tác động của thời tiết.
  • Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế: hiện đại, Bắc Âu, Rustic…

Dưới đây là bảng so sánh ưu, nhược điểm của từng loại gỗ ép công nghiệp:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

MFC

  • Giá thành tốt
  • Có thể sử dụng loại lõi xanh để tăng khả năng chống ẩm
  • Hạn chế tình trạng cong vênh
  • Ứng dụng trong nhiều thiết kế, không gian
  • Có nhiều khe hở khí, mật độ keo cao
  • Độ bền, chống ẩm không cao không cao
  • Dễ bị phồng, co ngót

MDF

  • Bề mặt phẳng mịn, dán được nhiều bề mặt đa dạng
  • Giá thành tương đối rẻ
  • Thích hợp với nhiều thiết kế nội thất hiện đại
  • Ít bị co ngót cong vênh
  • Mật độ keo trong cốt tương đối cao
  • Khả năng chịu nước kém.
  • Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế.

HDF

  • Mật độ sợi gỗ cao, bền và có độ cứng tương đối tốt
  • Bề mặt nhẵn mịn, thống nhất, dễ dàng dán được nhiều bề mặt đa dạng
  • Khả năng chống ồn tương đối tốt
  • Giá thành tương đối cao
  • Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế.

Plywood

  • Tuổi thọ cao lên đến 15 năm
  • Có độ cứng, bền nhất trong các loại ván công nghiệp hiện nay
  • Có khả năng uốn cong, tạo 
  • Có khả năng chống ẩm tốt, hạn chế sự xâm hại của mối mọt
  • Có thể tái sử dụng nhiều lần
  • Khả năng bám ốc, đinh, vít, keo tốt
  • Giá thành tương đối cao so với các loại ván công nghiệp hiện tại

Ứng dụng các loại ván ép trong thực tế

Bên cạnh các yếu tố về chất lượng và thẩm mỹ thì ứng dụng thực tế của một sản phẩm cũng chính là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng.Hiện nay, các sản phẩm ván ép công nghiệp được sử dụng nhiều nhất trong ngành nội thất. Không dừng lại ở đó, có thể tìm thấy ứng dụng đa dạng của ván ép trong ngành xây dựng hay đồ thủ công mỹ nghệ, đồ chơi…

Ván ép xây dựng

Ứng dụng ván ép xây dựng
Ứng dụng ván ép xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, Fim plywood hay cốp pha phủ film là loại ván ép được sử dụng nhiều nhất nhờ vào độ bền và khả năng chịu nước vượt trội. Một số ứng dụng tiêu biểu như: đổ sàn và đổ đà cột, lót sàn gara, nhà kho, các thiết bị ngoài trời. 

Ván ép phủ phim ADX Plywood được tạo nên từ các lớp gỗ được lạng mỏng và liên kết với nhau bằng keo dán chuyên dụng chịu nước 100% WBP – Phenolic, theo phương pháp ép nóng ở nhiệt độ 125 đến 140 độ C. Do đó, sản phẩm có khả năng chống thấm nước cao, ít bị cong vênh và hư hỏng ở môi trường có độ ẩm cao.

Ván ép nội thất

Ván ép sử dụng trong nội thất
Ván ép sử dụng trong nội thất

Ván ép Plywood được đánh giá cao về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó nó còn có thể thay thế và khắc phục được một số nhược điểm của gỗ tự nhiên. Nội thất gỗ ép hạn chế được những hiện tượng như mối mọt, biến dạng, thay đổi màu sắc…

Với ưu điểm độ bền cao, chịu lực tốt nên có ván ép còn được ứng dụng vào dán tường, lót sàn nhà, lót sàn gác lửng, lót sàn container. 

Đồ chơi, đồ mỹ nghệ 

Ứng dụng trong các tác phẩm sáng tạo, đồ thủ công mỹ nghệ
Ứng dụng trong các tác phẩm sáng tạo, đồ thủ công mỹ nghệ

Với sự ra đời của công nghệ gia công CNC và cắt hoa văn, ván ép Plywood có thể tiếp cận và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mới như:

  • Làm bảng hiệu quảng cáo, CNC chữ tạo nên những hoa văn bắt mắt, thu hút sự chú ý của khách hàng. Ứng dụng làm trần nhà, lót sàn và ốp tường.
  • Dùng nhiều trong trang trí, nội thất, thiết kế các sản phẩm tấm ván với hình ảnh hoa văn theo khách hàng yêu cầu.

Ngoài ra, nhờ vào đặc tính có thể uốn dẻo, ván ép Plywood có thể tạo nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ bắt mắt. Đặc biệt hơn hết, nhờ tính an toàn của sản phẩm mà đồ chơi trẻ em bằng plywood được ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển.

Quy trình sản xuất ván ép công nghiệp

Quy trình sản xuất ván ép thường có 3 giai đoạn chính là thu hoạch gỗ đến xử lý gỗ và cuối cùng là sản xuất ván ép. Sau khi hoàn thành, ván ép sẽ được đóng gói theo quy định và bảo quản hoặc phân phối.

Quy trình sản xuất MDF, MFC

MDF

MFC

Phương pháp khô

Phương pháp ướt

Bước 1: Băm nhỏ thân gỗ thành dăm

Bước 2: Sấy dăm gỗ ở nhiệt độ quy định 

Bước 3: Sàng lọc và phân loại kích cỡ của dăm 

Bước 4: Trộn keo 

Bước 5: Tạo hình 

Bước 6: Ép sơ bộ 

Bước 7: Cắt ván theo độ dài tiêu chuẩn

Bước 8: Ép dưới nhiệt độ và áp suất cao 

Bước 9: Xén cạnh và loại bỏ các lỗi cạnh 

Bước 10: Mài nhẵn bề mặt 

Bước 11: Đóng gói thành phẩm

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gỗ 

Bước 2: Băm dăm gỗ 

Bước 3: Sàng dăm gỗ 

Bước 4: Rửa dăm gỗ

Bước 4: Hấp dăm gỗ

Bước 5: Nghiền sợi (trộn keo) 

Bước 6: Sấy sợi 

Bước 7: Trải thảm 

Bước 8: Ép sơ bộ 

Bước 9: Cắt thành tấm 

Bước 10: Ép nhiệt 

Bước 11: Xử lý kích thước, bề mặt ván (rọc cạnh, đánh nhẵn bề mặt ván) 

Bước 12: Đóng gói thành phẩm

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu 

Bước 2: Băm dăm gỗ 

Bước 3: Hóa mềm (Bằng hơi nước quá nhiệt hoặc kiềm lạnh)

Bước 4: Nghiền dăm gỗ thành bột

Bước 5: Trộn keo

Bước 6: Lên khuôn thành hình

Bước 7:  Ép thành ván 

Bước 8: Đóng gói thành phẩm.

Quy trình sản xuất ván ép Plywood – Ván ép cao cấp

Tùy vào nhu cầu khách hàng cũng như điều kiện thực tế ở mỗi nhà máy mà quy trình sản xuất plywood sẽ không giống nhau. Mời quý khách hàng tham khảo quy trình sản xuất ván ép cao cấp hiện tại của ADX Plywood với các bước nghiêm ngặt như sau:

Bước 1: Chuẩn bị gỗ tròn (dự trữ tối thiểu 20 ngày sản xuất) 

Bước 2: Bóc/lạng Veneer cốt 

Bước 3: Phân loại và sấy

Bước 4: Lăn keo 

Bước 5: Xếp lớp 

Bước 6: Ép nguội cốt gỗ

Bước 7: Ép nóng cốt gỗ

Bước 8: Sửa/Bả bề mặt 

Bước 9: Chà nhám cắt sơ bộ cốt 

Bước 10: Lăn keo và dán veneer mặt 

Bước 11: Ép nguội bề mặt 

Bước 12: Ép nóng bề mặt 

Bước 13: Chà nhám tinh 

Bước 14: Cắt tinh 

Bước 15: Hoàn thiện thành phẩm

Các chứng chỉ quan trọng cho ván ép

Dễ dàng nhận thấy rằng, ván ép công nghiệp là một trong những sản phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Sản phẩm thật sự chất lượng khi đã kiểm chứng về độ  độ an toàn và xác thực thông qua các chứng chỉ uy tín. Trong đó, chứng chỉ CARB P2 và chứng chỉ FSC là 2 chứng chỉ thông dụng và bắt buộc tại thị trường gỗ công nghiệp Việt Nam và trên toàn thế giới hiện nay.

Chứng chỉ CARB P2 

Là chứng chỉ liên quan đến việc kiểm tra nồng độ phát thải khí Formaldehyde ra môi trường đối với sản phẩm ván gỗ công nghiệp. Đây được coi là tấm vé thông hành của doanh nghiệp khi xuất khẩu gỗ ép công nghiệp vào những thị trường khó tính như Mỹ và các thị trường lớn khác. Ván ép ADX Plywood sở hữu chứng nhận CARB P2, đảm bảo an toàn với sức khỏe với người tiêu dùng.

Chứng chỉ FSC 

FSC là chứng chỉ về nguồn gốc gỗ rừng trồng dành cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng. Giấy chứng nhận này đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được giá trị bảo vệ môi trường rừng.

ADX Plywood – nhà cung cấp plywood theo chuẩn xuất khẩu

Với những thông tin hữu ích về các loại ván ép công nghiệp mà ADX PLywood đã cung cấp. Mong rằng quý khách hàng sẽ có thêm kinh nghiệm để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Để được cung cấp ván ép cao cấp với báo giá cạnh tranh, liên hệ ngay ADX Plywood theo thông tin liên hệ bên dưới.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P.An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: Info@adxplywood.com

Fanpage: ADX Plywood