Với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, nguồn gỗ tự nhiên dần trở nên khan hiếm, các sản phẩm gỗ công nghiệp được quan tâm và sử dụng. Trong đó, MDF và ván ép gỗ Plywood là hai loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất với nhiều ưu điểm vượt trội. Để dễ dàng phân biệt và đưa ra lựa chọn phù hợp nhu cầu, ADX Plywood mời quý khách hàng cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Ván ép gỗ Plywood là gì?
Plywood hay còn được biết đến với các tên gọi khác như gỗ dán, ván lạng, gỗ ép,… Đây là loại gỗ công nghiệp có kết cấu đặc biệt gồm nhiều lớp gỗ lạng mỏng khoảng 1.7mm xếp chồng lên nhau theo các hướng như LVL, LVB,… Phủ lên bề mặt ván là một số loại bề mặt mang tính thẩm mỹ cao, chống nước tốt. Các lớp này được liên kết bởi keo chuyên dụng dưới nhiệt độ và áp suất cao. Loại ván này có khá nhiều kích thước khác nhau, tuy nhiên ván ép 1220x2440mm với độ dày đa dạng được sử dụng phổ biến nhất.
Thông thường, gỗ ép được phân loại dựa trên lớp bề mặt, mỗi loại sản phẩm có những ứng dụng khác nhau. Hiện nay, ADX cung cấp ba loại gỗ phổ biến:
- Melamine Plywood: Melamine là tấm giấy trang trí có phủ keo MUF chịu nước khá tốt, ứng dụng nhiều trong nội thất với nhiều phong cách thiết kế khác nhau.
- Veneer Plywood: Veneer là tấm gỗ được lạng mỏng khoảng 0.3mm – 0.6mm, thừa hưởng toàn bộ vẻ đẹp của gỗ tự nhiên có thể chịu nước ở mức vừa phải. Do vậy, loại gỗ ép này thường được phủ thêm các lớp sơn UV hoặc sơn dầu để tăng mức độ chịu nước của ván. Nhờ vậy mà ván phủ Veneer được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất, làm pallet, đóng gói bao bì,…
- Film Faced Plywood: lớp Film phủ bề mặt được cán keo Phenolic giúp cho ván ép gỗ có thể chống thấm nước và giảm trầy xước vượt trội. Loại ván này được biết đến nhiều như là nguồn nguyên vật liệu dồi dào cho ngành xây dựng và cả nội – ngoại thất.
Ván ép MDF là gì?
MDF có tên tiếng anh là Medium Density Fiberboard hay còn đợi gọi là ván sợi, được sản xuất từ bột gỗ (hay sợi gỗ), keo chuyên dụng cùng một số chất phụ gia khác như Paraffin wax, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ. Bề mặt ván này có thể được phủ bởi một số lớp tương tự như Melamine, Veneer, Laminate,…
Ván sợi được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm nội – ngoại thất như bàn ghế, giường, tủ,… Ngoài ra, với khả năng chống ẩm mốc tốt, ván công nghiệp này còn được ứng dụng tại các không gian có độ ẩm cao như làm vách ngăn nhà tắm,…
MDF có hai loại sản phẩm chính:
- Lõi thường: đây là loại gỗ chống ẩm khá kém, chỉ nên sử dụng ở những nơi khô ráo, thoáng mát
- Lõi xanh: loại gỗ plywood lõi xanh này hạn chế ẩm mốc và mối mọt, thường được ứng dụng ở những nơi có độ ẩm cao như sàn, bếp, nhà tắm,…
So sánh ván Plywood và ván ép MDF
Plywood và ván sợi đều là hai sản phẩm gỗ ép công nghiệp được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy vậy không phải ai cũng biết những ưu điểm, nhược điểm để có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Về cốt gỗ
- Plywood
Ván ép gỗ có cốt gồm nhiều lớp ván lạng mỏng xếp chồng lên nhau, liên kết nhờ keo chuyên dụng. Nhờ vậy mà các sản phẩm từ gỗ dán có chịu lực khá tốt, hạn chế co ngót hay cong vênh. Ngoài ra,loại gỗ này còn có thể uốn cong hay điêu khắc, tạo thành những sản phẩm nội thất, nghệ thuật bắt mắt, được ứng dụng trong đời sống và cả nghệ thuật.
- MDF
Cấu tạo chủ yếu của mẫu ván này là bột gỗ và một số chất phụ gia khác, lượng gỗ thực tế có trong ván ép MDF thấp và kết cấu “mềm” hơn so với plywood. Do vậy, ván sợi không thể tạo ra các sản phẩm uốn cong hay điêu khắc.
Loại keo sử dụng
Cả MDF và Plywood đều có thành phần là keo chuyên dụng giúp liên kết bền chặt, tạo độ chịu lực cho ván. Một số loại keo thường được sử dụng có thể kể đến như: Urea Formaldehyde (UF), Melamine Urea Formaldehyde (MUF), Phenol Formaldehyde (Phenolic – PF). Tuy nhiên, loại keo Phenolic thường được sử dụng cho ván lạng nhiều hơn ván sợi.
Bề mặt
Acrylic, Melamine hay Veneer,… là những loại bề mặt phủ gỗ công nghiệp được nhiều khách hàng ưa chuộng, giúp gia tăng vẻ đẹp về thẩm mỹ lẫn khả năng chống thấm nước, bám ốc vít.
- Plywood
Vì tính chất là bề mặt ván là tấm gỗ mỏng nên khá khó khăn trong việc ván các bề mặt phủ. Cũng vì thế là hao hụt trong khi sản xuất ván phủ bề mặt cũng khá cao. Hiện nay, Melamine, Film, Veneer, Laminate,… là các bề mặt quen thuộc đối với loại sản phẩm này.
- MDF
Nhờ bề mặt phẳng, mịn nên sản phẩm này rất thích hợp với các loại bề mặt phủ, đa dạng từ veneer tự nhiên cho đến các loại nhân tạo như Melamine Laminate, Film, Acrylic,… Hơn nữa sản xuất bề mặt cho ván sợi cũng dễ dàng hơn, ít bị hư hại hơn.
Khả năng chống nước
MDF có hai loại là lõi xanh có mức độ chống nước nhất định và lõi thường chống nước kém. Tuy vậy khi đặt ván sợi cạnh gỗ dán thì loại ván này lại lép vế hẳn về đặc điểm này. Do đó, ván ép có thể sử dụng tốt ở những nơi thời tiết khắc nghiệt hay thường xuyên tiếp xúc với nước.
Khả năng thi công, tái sử dụng
- Plywood
Hiện tại, gỗ dán được đánh giá có ưu điểm bám vít khá tốt so với các loại gỗ công nghiệp khác, bám vít ở mọi góc cạnh khác nhau. Khi cưa cắt các sản phẩm này không tạo ra quá nhiều bụi. Sau thời gian dài sử dụng, các sản phẩm từ loại gỗ công nghiệp này có thể tái sử dụng thành các sản phẩm khác.
- MDF
Việc đóng đinh hay bắt vít vào sẽ khiến cho cấu trúc của tấm ván bị vỡ, làm ảnh hưởng đến tính năng, chỉ nên thực hiện theo chiều thẳng đứng. Tuy nhiên khi cưa cắt khá dễ dàng, không để lại vết sứt mẻ cạnh. Dù vậy, khi thi công cũng nên chú ý bởi việc này có thể tạo ra lượng lớn bụi mịn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Về vấn đề tái sử dụng, các sản phẩm được làm từ gỗ MDF còn khá hạn chế.
Giá thành
Mức giá của các loại gỗ công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gỗ nguyên liệu, loại keo sử dụng, loại bề mặt,… ván sợi thường có giá thành hợp lý, vừa túi tiền của nhiều người hơn ván dán bởi lẽ loại gỗ này có thể được sản xuất từ những mảnh ván vụn thừa, gỗ tái chế.
Ứng dụng
\Về tính ứng dụng, Plywood được sử dụng đa dạng hơn ở các công trình nội – ngoại thất hay pallet, ván ép bao bì, lót sàn container,… thay thế cho gỗ tự nhiên. Với ưu điểm về độ chịu lực, chịu ẩm tốt, ván lạng cũng được ứng dụng làm ván khuôn trong các công trình xây dựng
Với mức giá thành thấp hơn, ở Việt Nam, ván sợi là loại vật liệu được ưa chuộng nhiều hơn trong các sản phẩm nội thất gia đình, văn phòng,…
Bảng tổng hợp so sánh ván gỗ plywood và MDF:
Plywood | MDF | |
Cốt gỗ | Được lạng ra từ gỗ tự nhiên nguyên khối, ít bị co ngót, nứt nẻ | Bột gỗ khoảng 75 – 80% cùng các chất phụ gia khác |
Bề mặt | Bề mặt thô cứng, được phủ bởi các lớp Veneer, Melamine, Film, sơn UV,… | Bề mặt nhẵn mịn, có thể phủ đa dạng các lớp bề mặt hơn |
Loại keo | Sử dụng các loại keo chuyên dụng như UF, MUF, PF,… | Sử dụng keo chuyên dụng cho gỗ công nghiệp, ít sử dụng keo PF |
Khả năng uốn cong | Có thể uốn cong tốt | Không thể uốn cong |
Khả năng chống nước | Chống nước tốt | Chống nước kém |
Khả năng thi công | Bám vít tốt, cưa cắt dễ dàng ít tạo ra bụi | Bám vít kém, cưa cắt dễ dàng tuy nhiên nhiều bụi |
Khả năng tái sử dụng | Có thể tái sử dụng sau thời gian dài | Khó có thể tái sử dụng |
Giá thành | Giá thành cao hơn | Giá thành hợp lý hơn |
Ứng dụng | Ứng dụng đa dạng từ nội – ngoại thất, xây dựng, hàng hải, vận chuyển,… | Ứng dụng trong nội thất |
Nên chọn Plywood hay ván ép gỗ MDF?
Dựa vào những so sánh trên, chắc hẳn quý khách hàng đã có thể đưa ra được lựa chọn loại gỗ phù hợp mục đích sử dụng riêng. Cả hai loại gỗ ép công nghiệp này đều có những ưu điểm nổi trội có thể sử dụng thay thế cho gỗ tự nhiên.
Khi lựa chọn vật liệu cho các sản phẩm nội thất, ván dán hay MDF đều phù hợp. Với mức giá thành hợp lý, ván sợi sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dùng ở nhiều phân khúc khác nhau.
Tuy nhiên, nếu đang tìm kiếm loại gỗ có thể chịu lực, chống nước vượt trội thì plywood là sự lựa chọn hoàn hảo. Đặc biệt với ưu điểm dễ dàng uốn cong, chạm khắc, nội thất ván ép gỗ với nhiều kiểu dáng mẫu mã, giảm bớt đi sự thô cứng vốn có của vật liệu gỗ.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin cơ bản và so sánh giữa ván ép gỗ – MDF. Trong đó, gỗ ép là một loại vật liệu có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn, quý khách hàng có thể cân nhắc đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần tư vấn, vui lòng liên hệ trực tiếp với ADX Plywood theo thông tin bên dưới.
Thông tin liên hệ
Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P.An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486
Email: Info@adxplywood.com
Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood