Bên cạnh rất nhiều ưu điểm nổi bật của ván công nghiêp thì cũng không thể không kể đến nhược điểm về tính an toàn và bền vững của nguyên vật liệu gỗ nói chung. Nồng độ phát thải Formaldehyde là một trong số những điểm trừ mà nhiều khách hàng quan tâm khi sử dụng. Chính vì lẽ đó mà các tiêu chuẩn như ván E0, E1, E2 hay Carb P1, Carb P2, Jis,… ra đời để đo lường chính xác, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn. Để biết rõ hơn về những yêu cầu chứng chỉ này, mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây!
Nội dung chính
Formaldehyde và những thông tin cần biết
Khi sử dụng ván công nghiệp như ván MDF, MFC hay plywood nói chung, chúng ta thường bắt gặp những từ quen thuộc như nồng độ phát thải, tiêu chuẩn phát thải Formaldehyde, ván E1, E0,… Những thông số này đều xoay quanh về vấn đề hàm lượng chất khí này từ các sản phẩm từ gỗ công nghiệp thải ra môi trường. Thông số này được quan tâm bởi đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người khi hít vào.
Formaldehyde là gì?
Đây là một dạng hợp chất có công thức hóa học là CH₂O – là dạng anđêhít đơn giản nhất. Ở điều kiện bình thường nó có dạng chất khí với mùi hăng mạnh. Hợp chất này lần đầu tiên được nhà hóa học Aleksandr Butlerov người Nga tổng hợp năm 1859, cho đến năm 1867 mới được xác định bởi Hoffman.
Ứng dụng Formaldehyde trong đời sống
Đây là một chất hóa học quan trọng và góp mặt vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Trong đó phải kể đến như ngành công nghiệp dệt vải, ngành nhựa, chất dẻo, thẩm mỹ, chất khử trùng, bảo quản và đặc biệt là trong ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp như ván MDF, MFC, Plywood,… Thực tế trong tự nhiên vẫn tồn tại thông qua các loại thực phẩm, khói động cơ, khói đốt gỗ, khí hóa lỏng,…
Tác hại của Formaldehyde
Trong ván gỗ công nghiệp, Formaldehyde tồn tại thông qua các chất phụ gia đặc biệt là keo dán. Trong đó có ba loại keo thường được sử dụng là keo UF, MUF và PF, với từng nồng độ và cách xử lý khác nhau sẽ cho ra kết quả phát thải khác nhau. Khi con người sử dụng và tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm có nồng độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức của da và đường hô hấp.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hơi formaldehyde gây kích ứng mắt, mũi, đường hô hấp, co thắt thanh quản, hít lượng lớn có thể gây viêm phổi, phù phổi. Hơn nữa nếu không may nuốt phải sẽ gây ra các tình trạng viêm dạ dày, viêm ruột với các triệu chứng như đau bụng, nôn ra máu,… Trường hợp tiếp xúc qua da sẽ gây ra các tình trạng hoại tử, dị ứng hoặc viêm da.
Một số biểu hiện dễ nhận biết khi hít phải Formaldehyde là gì?
- Ngứa mắt, đau mắt
- Hít phải mùi hăng khó chịu
- Xuất hiện các nốt dị ứng trên da
- Đau đầu khi ngủ dậy
- Đau họng, viêm họng
- …
Kiểm soát nồng độ phát thải Formaldehyde
Chính vì những tác hại lớn từ Formaldehyde nên ngày nay, các nhà sản xuất cũng như các đơn vị cầm quyền tại nhiều quốc gia trên Thế giới đều nỗ lực kiểm soát nồng độ phát thải loại khí này ra môi trường. Doanh nghiệp và người dùng cũng quan tâm nhiều hơn trong việc lựa chọn sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp như melamine plywood, veneer plywood, ván MFC, MDF,…
Chính vì thế mà các phương pháp xác định nồng độ phát thải cùng với nhiều tiêu chuẩn, chứng chỉ được quy định bởi mỗi quốc gia được ra đời nhằm đem đến sản phẩm phù hợp cho từng lĩnh vực. Tùy theo nồng độ phát thải sẽ được chia thành các cấp tương ứng với chứng chỉ ván E0, E1, E2, CARB P1, CARB P2. Một số phương pháp ứng dụng có thể kể đến như:
- Xác định bằng buồng thí nghiệm (phương pháp phổ biến nhất)
- Phương pháp chiết
- Phương pháp phân tích khí
- Phương pháp dùng bình thí nghiệm
- Phương pháp dùng bình hút ẩm
- …
Tiêu chuẩn E0, E1 và E2
Tiêu chuẩn xác định ván E0, E1 và E2 hiện nay chủ yếu được áp dụng tại các quốc gia như Nhật Bản, Úc, New Zealand, Hàn Quốc,… Đây là các cấp độ trong thang tiêu chuẩn của Châu Âu với nồng độ Formaldehyde giảm dần từ E2, E1 đến E0, ngoài ra còn có loại super E0 (SE0) với nồng độ cực kỳ thấp. Theo đó, những loại vật liệu không đạt E1 sẽ hoàn toàn bị cấm không sử dụng trong lĩnh vực nội thất tại Châu Âu.
Hiện nay không có một đơn vị độc lập nào chịu trách nhiệm cung cấp chứng chỉ này cho các đơn vị sản xuất ván gỗ. Thay vào đó, nhà sản xuất sẽ đưa mẫu thử đến các phòng LAB kiểm tra định kỳ 3 tháng/ lần, nếu kết quả đạt trong phạm vi cho phép thì sẽ được công nhận là ván E0, E1 hoặc E2 tương ứng.
Nồng độ quy định ở các loại ván không giống nhau, tùy thuộc vào cốt gỗ như ván MDF, MFC hay Plywood.
- Tiêu chuẩn E0: Hiện nay đây là chỉ số phát thải nằm trong mức an toàn và được công nhận rộng rãi. Nồng độ phát thải dưới 0.07ppm (parts per million), tương đương khoảng 0.086 mg/m3. Ván E0 gần như không có mùi và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đây là tiêu chuẩn đặc biệt được quan tâm đặc biệt trong thị trường gỗ dán. Theo đó plywood E0 được lựa chọn trong hầu hết các dự án, công trình nội thất.
- Tiêu chuẩn E1: Đây là tiêu chuẩn được phép ứng dụng trong lĩnh vực nội thất tại các quốc gia phát triển. Với nồng độ được giới hạn dưới 0.1ppm, ván E1 có mùi nhẹ, dễ nhận biết với các sản phẩm đồ gỗ mới.
- Tiêu chuẩn E2: Với nồng độ phát thải dưới 0.38ppm đối với cả plywood và MDF, ván E2 thường có mùi hăng khá khó chịu. Ở nồng độ này các sản phẩm từ ván gỗ công nghiệp đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Chính vì thế một số quốc gia trên Thế giới đã ban hành lệnh cấm đối với sản phẩm nội thất làm từ ván ép chỉ đạt E2.
ADX cung cấp plywood E0 với mục tiêu mang đến nguồn vật liệu xanh, bền vững và an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Tiêu chuẩn CARB
Bên cạnh tiêu chuẩn E0, E1 và E2 đang rất phổ biến ở Việt Nam thì tại các thị trường Quốc tế, chứng chỉ CARB được đề cập và ứng dụng rộng rãi. Ủy ban tài nguyên không khí California (CARB) thuộc cơ quan bảo vệ môi trường California (EPA) đã ban hành biện pháp kiểm soát độc hại trong không khí (ATCM) chính thức đề ra tiêu chuẩn CARB P1 và CARB P2 vào tháng 7/2008. Đây được xem là điều kiện quan trọng đối với các sản phẩm gỗ công nghiệp nói chung nhằm kiểm soát và giảm nồng độ phát thải Formaldehyde ra môi trường.
- CARB P1: Ván đạt nồng độ phát thải dưới 0.08ppm đối với plywood và 0.21ppm đối với MDF. Được kiểm tra theo phương pháp ASTM E1333 được xác định đạt tiêu chuẩn CARB P1.
- CARB P2: Đối với plywood, gỗ cứng nói chung, hàm lượng quy định dưới 0.05ppm và với ván MDF là 0.11ppm, kiểm tra theo phương pháp E1333.
Tiêu chuẩn JIS
JIS được chia thành bốn cấp độ theo thứ tự F*, F**, F*** và F**** với nồng độ giảm dần tương ứng. Tiêu chuẩn này được ứng dụng chủ yếu tại Nhật Bản.
- F**: Tương ứng E1 với nồng độ đối với plywood tối đa là 0.143ppm
- F***: Tương ứng E0 với nồng độ tối đa là khoảng 0.055ppm
- F****: Tương ứng SupperE0 với nồng độ phát thải dưới 0.035ppm
ADX Plywood – nhà cung cấp plywood E0
Hiện nay gỗ công nghiệp sử dụng trong nội thất nói chung được quy định đạt tiêu chuẩn E1 tối thiểu. Và để hướng đến mục tiêu mang đến môi trường an toàn đặc biệt là trong không gian nội thất, chúng tôi cung cấp ván plywood E0 – CARB P2 với nồng độ phát thải Formaldehyde được kiểm soát. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm không chỉ đạt tiêu chuẩn về chất lượng, tính bền vững và an toàn. Liên hệ trực tiếp ADX Plywood để nhận thông tin chi tiết và báo giá phù hợp!
Thông tin liên hệ
Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P.An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486
Email: Info@adxplywood.com
Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood