Ngành gỗ công nghiệp đang trỗi dậy với sự phát triển không ngừng và ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều đáng chú ý là không chỉ đa dạng trong thành phần cốt gỗ mà còn nằm ở sự đa dạng các loại bề mặt,mang lại sự lựa chọn phong phú cho khách hàng. Trong đó, không thể bỏ qua một số loại bề mặt phổ biến đang được ưa chuộng như veneer, melamine, laminate, phim và acrylic,… Vậy các loại bề mặt ván ép này có gì khác nhau? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính
Veneer phủ bề mặt gỗ công nghiệp
Đây là một chất liệu phổ biến thường được sử dụng trong lĩnh vực nội thất và các dự án đồ thủ công, đồ mỹ nghệ. Nhờ giữ trọn vẻ đẹp của gỗ, các sản phẩm từ ván ép phủ veneer tôn lên được vẻ đẹp thuần túy, tự nhiên. Có hai loại chính:
- Veneer tự nhiên: Được tạo ra từ việc lạng nguyên tấm nguyên tấm từ gỗ tự nhiên có độ dày khoảng 0.3 – 0.6 mm sau đó dán lên các cốt gỗ công nghiệp
- Veneer nhân tạo: Sử dụng kỹ thuật cao để ghép nhiều tấm gỗ lạng nhỏ lại và tạo hình dạng và màu sắc vân gỗ dạng sợi thẳng độc đáo
Ưu điểm của bề mặt veneer:
- Giữ được vẻ đẹp tự nhiên của gỗ
- Đa dạng về loại gỗ được lạng
- Tính đồng bộ tương đối cao
- Mang lại vẻ đẹp tương tự như các loại gỗ cao cấp với chi phí thấp hơn
Nhược điểm:
- Khả năng chịu nước thấp
- Dễ bị trầy xước khi tiếp xúc với vật nhọn và va đập mạnh
- Tồn tại khuyết điểm bề mặt
Veneer gỗ thường được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, nội thất, bao bì vận chuyển,… Tùy thuộc vào loại gỗ sử dụng, mà có thể tạo ra không gian ấm áp với vân gỗ nhẹ nhàng hoặc tạo điểm nhấn mạnh mẽ với vân gỗ sặc sỡ. Hơn thế nữa, chúng còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật, nơi đòi hỏi tính chất tự nhiên đặc trưng của gỗ.
Ưu điểm nổi bật của loại bề mặt này là đem đến ngoại hình gỗ tự nhiên với chi phí tối ưu hơn rất nhiều, điển hình như veneer gỗ hương, veneer óc chó,… Tóm lại, cả hai loại veneer trên đều đem lại sự tinh tế nhất định cho không gian sống mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
Melamine
Melamine là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C3H6N6 và không tan trong nước. Đây là chất được dùng trực tiếp để sản xuất giấy melamine, sau đó được nhúng keo MUF để tạo thành bề mặt cho các loại gỗ công nghiệp như Plywood, MFC, MDF, HDF,… với đa dạng màu sắc cho phép tạo ra các bề mặt gỗ với nhiều lựa chọn khác nhau.
Các bước tạo nên bề mặt melamine:
- Giấy nền (bột giấy chất lượng cao và titanium dioxide)
- In màu lên giấy nền
- Nhúng keo (2 lần – MUF hoặc UF)
Tìm hiểu quy trình và tiêu chuẩn sản xuất giấy melamine tại đây!
Ưu điểm:
- Đa dạng về màu sắc, kiểu vân đáp ứng nhiều ý tưởng
- Bền về màu và hạn chế thấm nước tốt
- Chống trầy xước tương đối tốt
- Giá thành hợp lý
- Tính đồng bộ cao
Nhược điểm:
- Không ứng dụng được trong các sản phẩm uốn cong
- Yêu cầu bảo quản tốt trước khi dán
- Yêu cầu kỹ thuật cao và cốt ván phẳng khi dán ván
Với sự đa dạng về màu sắc, kiểu vân, chất liệu này càng sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp gỗ và trở thành sự lựa chọn phổ biến cho nhiều vật liệu nội thất. Sự linh hoạt này cho phép nó đáp ứng nhiều phong cách thiết kế khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại, từ đơn giản đến phức tạp. Sự kết hợp giữa độ bền, tính thẩm mỹ và đa dạng về màu sắc, vân gỗ làm cho melamine trở thành nguồn cảm hứng không ngừng cho những người làm việc trong lĩnh vực thiết kế nội thất và xây dựng.
Laminate
Laminate hay còn gọi là HPL – High Pressure Laminate, bề mặt này có sự tương đồng với melamine, cũng có một lớp giấy trang trí được in màu và hoa văn chất lượng, qua quá trình tẩm keo chống nước. Tuy nhiên, laminate có một cấu trúc phức tạp hơn bởi có thêm 2 lớp giấy đệm kraft (brown paper) và lớp overlay bảo vệ (tissue paper). Ngoài việc sử dụng keo MUF, người ta cũng có thể sử dụng keo Phenol để gia tăng đồ bền.
Ưu điểm:
- Đa dạng về màu sắc và họa tiết vân
- Bền về màu và không thấm nước
- Chống trầy xước và chịu va đập tốt
- Có thể ứng dụng trong các thiết kế uốn cong
Nhược điểm:
- Giá thành tương đối cao
- Yêu cầu kỹ thuật khi dán bề mặt
Laminate được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Làm vật liệu phổ biến để làm bề mặt cho các đồ nội thất như bàn, tủ, cửa, và sàn nhà; các tấm vách ngoại thất, lớp phủ bề mặt trên các tấm cách âm,… Bên cạnh đó còn sử dụng trong việc trang trí và hoàn thiện các công trình xây dựng như trần, tường, và cửa.
Tấm ván có sự ổn định về đặc tính bền bỉ, khả năng dễ dàng vệ sinh và bảo quản, cùng với sự đa dạng về màu sắc và hoa văn. Nhờ đó, laminate không chỉ là một vật liệu trang trí mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo điểm nhấn thẩm mỹ và độ bền vững cho mọi công trình xây dựng cũng như sản phẩm nội thất.
Phim
Tương tự như laminate và melamine, bề mặt Phim cũng được biết đến là lớp giấy nhựa được cán keo Phenolic giúp giảm khả năng trầy xước và tăng cường tính chịu nước. Hiện tại trên thị trường có 2 loại chính là phim đen và phim nâu. Được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và ngoại thất.
Ưu điểm:
- Khả năng chịu nước và chịu nhiệt tốt
- Giá thành tương đối thấp
- Chống trầy xước và chịu va đập tốt
Nhược điểm:
- Hạn chế về màu sắc, thẩm mỹ
- Bám bẩn, bám vân tay
Bề mặt film được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong ngành xây dựng. Bên cạnh đó, một trong những lĩnh vực mà ván phủ phim cũng được ưu tiên và sử dụng phổ biến là hàng hải. Ngoài ra, nhờ tính chống nước và bền bỉ, tấm ván còn được ứng dụng làm sàn container, sàn gầm xe khách và tái sử dụng làm hàng rào, ngoại thất cơ bản,…
Bề mặt film được đánh giá cao vì khả năng chịu lực tốt và khả năng chống mài mòn, điều này rất cần thiết trong môi trường có độ ẩm cao và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ẩm ướt. Bề mặt film cung cấp lớp bảo vệ chống lại ảnh hưởng của nước, nổi bật là plywood phủ phim với khả năng chịu đun sôi lên đến 72 giờ mà không bị tách lớp.
Acrylic phủ gỗ công nghiệp
Acrylic, một loại bề mặt được tạo ra từ dầu mỏ, nổi bật với vẻ đẹp sang trọng và khả năng chống nước cao. Chúng được sản xuất với nhiều màu sắc và trạng thái khác nhau như bóng, mờ, hoặc nhám, mang đến sự linh hoạt trong lựa chọn ngoại hình. Hiện nay, acrylic thường được ứng dụng lên các loại ván như MDF, HDF và ván dăm. Việc sử dụng loại bề mặt này trực tiếp lên gỗ plywood thường gặp khó khăn nên người ta thường áp dụng sơn acrylic thay thế nhằm tạo ra vẻ đẹp tương đương.
Ưu điểm:
- Đa dạng màu sắc lựa chọn từ trơn, kim loại đến vân gỗ
- Độ bền rất cao và chịu được lực, chịu nước
- Có thể chịu được các tia cực tím (UV)
- Bề mặt bóng mịn, hạn chế trầy xước, bám bụi và dễ vệ sinh
Nhược điểm:
- Giá thành khá cao
- Hạn chế các phong cách thiết kiết
- Yêu cầu công nghệ sản xuất hiện đại
Bề mặt acrylic là nguồn cảm hứng sáng tạo trong nhiều lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Với độ bền, khả năng chống nước và sự linh hoạt về màu sắc, nó được áp dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Nổi bật trong đó có thể kể đến bàn, tủ và đặc biệt là hệ tủ bếp nhờ khả năng chống nước và chịu nhiệt hiệu quả. Đồng thời, tính linh hoạt của nó cũng thúc đẩy ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp đồ chơi và các sản phẩm trưng bày.
Lời kết
Hy vọng rằng bài viết trên, quý khách sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tính năng, ưu điểm và ứng dụng của 5 loại bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến. Từ đó có thể giúp khách hàng tùy chỉnh và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với từng nhu cầu và phong cách của mình. Hiện tại ADX Plywood cũng đang cung cấp dòng gỗ plywood với các loại bề mặt đa dạng, hãy liên hệ ngay thông tin bên dưới để nhận chiết khấu ưu đãi!
Thông tin liên hệ
Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM
Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486
Email: info@adxplywood.com
Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood