Ngành công nghiệp gỗ phát triển đã mang lại những vật liệu nội thất gỗ công nghiệp ưu việt, giúp tiết kiệm chi phí và mở ra vô số cơ hội sáng tạo. Hàng loạt các sản phẩm gỗ ra đời với những ưu điểm và hạn chế riêng, đáp ứng sự đa dạng trong nhu cầu sử dụng của con người. Bài viết sau đây ADX Plywood sẽ phân tích chi tiết top 5 vật liệu nội thất phổ biến nhất hiện nay, giúp quý khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp.

Gỗ công nghiệp – Vật liệu nội thất phổ biến

Gỗ công nghiệp - Vật liệu nội thất phổ biến

Gỗ công nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ các loại vật liệu được sản xuất từ gỗ tự nhiên nhưng thông qua quá trình tái chế và xử lý công nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ, gỗ công nghiệp ngày càng được cải tiến cả về chất lượng lẫn thẩm mỹ, trở thành vật liệu nội thất chính được sử dụng rộng rãi trong mọi dự án.

Cấu tạo chung của gỗ công nghiệp

Thông thường gỗ sản xuất công nghiệp được cấu thành từ 2 phần chính là cốt gỗ và bề mặt phủ. Theo đó, keo và các chất phụ gia tương ứng cũng được thêm vào trong quá trình sản xuất nhằm tối ưu chất lượng của các tấm gỗ. Điểm làm nên sự khác biệt của mỗi sản phẩm nằm ở phần cốt bởi các thành phần nguyên liệu đầu vào khác nhau sẽ tạo nên đặc điểm sản phẩm khác nhau.

Cấu tạo chung của gỗ công nghiệp

  • Cốt gỗ: Là phần lõi được sản xuất từ các loại gỗ tái chế hoặc gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn, thông,… phổ biến với các dạng như dăm gỗ, sợi gỗ hoặc veneer gỗ (ván lạng, ván bóc)
  • Lớp phủ bề mặt: Lớp phủ bề mặt được thêm vào các tấm gỗ để định hình nét thẩm mỹ cũng như tăng cường độ bền cho sản phẩm. Một số loại bề mặt phủ phổ biến hiện nay là veneer gỗ tự nhiên, melamine, laminate và sơn gỗ.
  • Keo: Ba loại keo được sử dụng chủ yếu trong sản xuất gỗ là UF, MUF và PF tương ứng với khả năng chịu nước và bám dính tăng dần.

Ưu điểm & hạn chế vật liệu gỗ trong nội thất

Trong ứng dụng làm nội thất, gỗ công nghiệp thể hiện được nhiều ưu điểm nổi bật và dành được sự ưu ái đặc biệt từ người dùng. Mỗi loại gỗ đều có những ưu điểm nổi bật riêng, trong đó không thể không kể đến là:

  • Tính đồng bộ cao
  • Kích thước tiêu chuẩn, đa dạng
  • Dễ vận chuyển, sản xuất nội thất
  • Tính thẩm mỹ cao, đa dạng tùy chọn cho từng thiết kế, dự án

Ở một góc nhìn khác, loại vật liệu này cũng không tránh khỏi những hạn chế trong lĩnh vực làm nội thất, có thể kể đến như:

  • Dễ bị co ngót, cong vênh, bong tróc ở môi trường khắc nghiệt
  • Tồn tại khí Formaldehyde gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
  • Gây ra tình trạng khai thác quá mức nếu không được kiểm soát chặt chẽ

Top 5 vật liệu nội thất gỗ công nghiệp

Ván MFC phủ melamine

Top 5 vật liệu nội thất gỗ công nghiệp - Ván MFC phủ melamine

MFC (Melamine Faced Chipboard) là loại ván dăm công nghiệp phủ melamine. Cốt gỗ được làm từ các loại dăm gỗ, ép chặt với keo chuyên dụng và một số chất phụ gia. Bề mặt ván được phủ lớp melamine giúp tăng độ bền và khả năng chịu nước. Đây là loại gỗ phổ biến nhất được sử dụng trong nội thất ở nước ta, đặc biệt là các nội thất hàng loạt, nội thất giá rẻ.

Cấu tạo
  • Cốt: Làm từ gỗ tự nhiên, gỗ tái chế nghiền thành dăm nhỏ, có độ kết dính vừa phải và mật độ gỗ không quá lớn.
  • Lớp phủ: Một lớp giấy trang trí có hoa văn độc đáo và đa dạng được phủ nhựa melamine, có khả năng chống trầy xước và chống ẩm tương đối tốt.
Ưu điểm
  • Giá thành thấp, phù hợp với các dự án nội thất có ngân sách hạn chế.
  • Bề mặt đa dạng về màu sắc và vân gỗ, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ.
Nhược điểm
  • Độ bền và khả năng chịu lực hạn chế do cấu trúc dăm gỗ rời rạc.
  • Không phù hợp với môi trường ẩm ướt hoặc có nhiệt độ cao.

Ván MDF phủ melamine

Ván MDF phủ melamine

MDF (Medium Density Fiberboard) là ván sợi mật độ trung bình, được sản xuất bằng cách nén ép các sợi gỗ mịn với keo dưới áp suất và nhiệt độ cao. Nhờ lớp bột gỗ nén chặt với nhau tạo thành tấm gỗ có độ bằng phẳng cao, dễ dàng phủ lớp melamine tăng tính thẩm mỹ thẩm mỹ và khả năng chống trầy xước, chống ẩm mốc.

Cấu tạo
  • Cốt: Gồm các sợi gỗ nhỏ, liên kết chặt chẽ nhờ keo chuyên dụng.
  • Lớp phủ: Giúp tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ cốt gỗ khỏi trầy xước nhẹ.
Ưu điểm
  • Cốt gỗ mịn, dễ gia công, phù hợp với các thiết kế phẳng hoặc uốn cong nhẹ.
  • Bề mặt đẹp, đa dạng màu sắc, mang lại vẻ sang trọng cho nội thất.
Nhược điểm
  • Dễ bị trương nở và cong vênh khi tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao.
  • Độ bền thấp hơn so với Plywood, không thích hợp cho các thiết kế chịu lực lớn.

MDF phủ acrylic

Ván MDF phủ acrylic

Acrylic là một loại nhựa trong suốt, bóng gương, có khả năng tạo hiệu ứng phản chiếu ánh sáng, giúp không gian thêm phần rộng rãi và sang trọng. Nhờ bề mặt phẳng mịn, MDF còn có thể phủ trực tiếp tấm acrylic lên bề mặt để tạo nên loại vật liệu nội thất tối ưu. Loại vật liệu này thường được sử dụng làm hệ tủ bếp, tủ phòng tắm,… nhằm duy trì tối đa tuổi thọ và thẩm mỹ cho nội thất.

Cấu tạo
  • Cốt: Gồm các sợi gỗ nhỏ, liên kết chặt chẽ nhờ keo chuyên dụng.
  • Lớp phủ: Acrylic chống trầy xước, chống thấm nước và có hiệu ứng bóng sáng đẹp mắt, sang trọng.
Ưu điểm
  • Bề mặt đẹp, đa dạng màu sắc, mang lại vẻ sang trọng cho nội thất.
  • Dễ dàng vệ sinh
  • Chống trầy xước tốt
  • Không bị phai màu sau thời gian dài sử dụng
Nhược điểm
  • Khả năng chịu lực của MDF ở mức trung bình, không chịu được sức nặng quá lớn.
  • Giá thành tương đối cao

Ván Plywood phủ melamine

Ván Plywood phủ melamine

Tương tự tấm giấy trang trí melamine cũng được phủ lên bề mặt gỗ Plywood để tạo nên tấm ván hoàn thiện về cả thẩm mỹ lẫn chất lượng. Plywood phủ melamine là loại gỗ công nghiệp được tạo ra bằng cách ép nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng lại với nhau bằng keo và áp lực cao. Nhờ cấu trúc xếp lớp chắc chắn, lỗi thớ gỗ đều liên kết chặt chẽ với nha và với các lớp liền kề giúp tấm ván hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót và các tác động do môi trường, khí hậu.

Cấu tạo
  • Cốt: Gồm nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng xếp chồng lên nhau theo phương pháp LVL, LVB hoặc LVD và liên kết bằng keo chuyên dụng.
  • Lớp phủ: Tấm melamine giúp tăng tính thẩm mỹ và chống trầy xước nhẹ và hạn chế thấm nước
Ưu điểm
  • Độ bền cao, khả năng chịu lực và chống cong vênh tốt
  • Bề mặt melamine đa dạng màu sắc, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế
Nhược điểm
  • Giá thành cao hơn so với MDF, MFC

Ván ép Plywood phủ laminate

Ván ép Plywood phủ laminate

Laminate là lớp bề mặt nhựa tổng hợp cao cấp, được dán lên cốt gỗ Plywood để tăng độ bền và khả năng chống trầy xước. Khi laminate kết hợp với cốt plywood chất lượng tạo nên vật liệu nội thất hoàn hảo, chất lượng từ

Cấu tạo
  • Cốt: Gồm nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng xếp chồng lên nhau theo phương pháp LVL, LVB hoặc LVDc và liên kết bằng keo chuyên dụng.
  • Lớp phủ: Tấm laminate dày dặn và bền chắc bảo vệ tối ưu cho cốt gỗ, tăng tính thẩm mỹ.
Ưu điểm
  • Độ bền cao, chống trầy xước
  • Hạn chế cong vênh, co ngót
  • Sử dụng được trong cả môi trường ẩm
  • Ứng dụng sản xuất nội thất uốn cong
Nhược điểm
  • Giá thành cao

Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu nội thất phù hợp

Mỗi loại vật liệu nội thất gỗ chế biến được tạo ra đều nhằm đáp ứng nhu cầu của từng dự án nhất định. Vì thế khi lựa chọn hãy cân nhắc về các yếu tố quan trọng như ngân sách, môi trường sử dụng, nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Dưới đây là một vài kinh nghiệm lựa chọn vật liệu được chia sẻ bởi chuyên gia và khách hàng của ADX Plywood.

Tiêu chí Lựa chọn
Ngân sách
  • Kinh phí hạn chế: Chọn MFC hoặc MDF phủ melamine.
  • Ngân sách dư dả: MDF phủ acrylic hoặc Plywood phủ laminate là lựa chọn lý tưởng.
Môi trường
  • Khu vực ẩm ướt hoặc tiếp xúc nước: Nên chọn Plywood phủ laminate hoặc melamine.
  • Khu vực khô ráo: MDF hoặc MFC phủ melamine có thể đáp ứng tốt.
Yêu cầu chịu lực
  • Nội thất chịu tải trọng lớn: Plywood là lựa chọn hàng đầu.
  • Nội thất nhẹ: MDF và MFC vẫn đủ đảm bảo.

MFC phủ Melamine: Rẻ, đa dạng nhưng hạn chế về độ bền

Như đã nói ở trên, MFC phủ melamine là vật liệu nội thất dành cho phân khúc thấp, sản xuất hàng loạt với hiệu quả kinh tế cao. Loại gỗ này chỉ phù hợp cho những môi trường khô thoáng và đặc biệt là không yêu cầu quá cao về tính chịu lực. Vì thế đây sẽ là lựa chọn tối ưu cho các dự án cần số lượng lớn với ngân sách hạn chế, phổ biến là nội thất văn phòng, tủ lưu trữ nhẹ hoặc đồ nội thất tạm thời.

Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu nội thất phù hợp

MDF phủ Melamine: Không gian khô ráo & Kinh phí trung bình

MDF có độ bền, độ chịu lực vừa phải, cùng với đó là khả năng chịu ẩm cũng không quá tốt, vì thế cần lưu ý sử dụng MDF cho các không gian khô ráo. Đây là lựa chọn lý tưởng cho dự án của quý khách khi có nguồn kinh phí vừa phải. MDF phủ Melamine có thể cân bằng giữa nhu cầu về chất lượng, ngoại hình và kinh phí nên rất phù hợp với nhiều dự án.

MDF phủ acrylic: Cho nội thất cao cấp và không gian hiện đại

Được xem là loại bề mặt sang trọng cho vật liệu nội thất, acrylic phát huy tối đa vẻ đẹp ở các không gian yêu cầu sự sang trọng và hiện đại, hiệu ứng bóng gương cũng tạo nên không gian rộng rãi hơn. Về MDF phủ acrylic, loại vật liệu được khuyến khích sử dụng trong nhà bếp, phòng khách hoặc showroom nhằm duy trì tính ổn định và tuổi thọ cao. Tuy nhiên cần lưu ý về ngân sách và tính chịu lực khi lựa chọn loại gỗ này bởi MDF không được đánh giá quá cao về tính chịu lực.

Plywood phủ melamine: Sự kết hợp giữa độ bề và thẩm mỹ

Plywood là loại gỗ được đánh giá cao về khả năng chịu lực và chống cong vênh, co ngót nên hoàn toàn có thể hoạt động tốt khi làm các thiết kế chịu lực. Khi kết hợp với melamine giúp nâng cao tính thẩm mỹ, được ứng dụng phổ biến làm tủ bếp, tủ quần áo lớn, kệ trưng bày lớn,… Tuy nhiên, lớp phủ melamine chống trầy xước không quá tốt, khi trầy xước hoặc hư hại thì khó sửa chữa nên cần lưu ý tránh sử dụng cho các khu vực thường xuyên xảy ra va đập. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến chi phí khi sử dụng loại gỗ cao cấp này.

Ván ép nội thất plywood

Plywood phủ laminate: Chất lượng và thẩm mỹ toàn diện

Laminate dày và có kết cấu chắc chắn hơn cùng với lớp overlay chống trầy xước cực kỳ tốt, kết hợp cùng cốt gỗ plywood trở thành vật liệu nội thất toàn diện về cả chất lượng lẫn thẩm mỹ. Khi có nguồn kinh phí lớn, mong muốn đầu tư cho sản phẩm nội thất chất lượng thì quý khách hàng có thể lựa chọn loại gỗ này. Hơn nữa laminate còn có thể ứng dụng để tạo nên các chi tiết uốn cong, kết hợp cùng plywood giúp tăng tính sáng tạo, độc đáo cho không gian.

Với các yếu tố trên, ADX hy vọng quý khách hàng có thể lựa chọn vật liệu phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng và không gian thiết kế của mình. Hãy luôn cân nhắc đến chất lượng, mục đích sử dụng và yếu tố ngân sách để đảm bảo sản phẩm nội thất đạt được hiệu quả tối ưu.

Lời kết

Các loại vật liệu nội thất gỗ công nghiệp không chỉ đáp ứng tốt yêu cầu về thẩm mỹ mà còn đảm bảo tính bền vững và chi phí hợp lý. Nhằm đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe và bền vững với môi trường, chúng tôi cam kết cung cấp dòng ván ép plywood đạt chuẩn E0, CARB P2 và FSC. Quý khách vui lòng liên hệ ADX Plywood theo thông tin bên dưới để nhận báo giá chi tiết và tư vấn phù hợp với nhu cầu!

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Sarimi B2-00.07, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM

Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: info@adxplywood.com

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood