Trước mối nguy cạn kiệt nguồn gỗ tự nhiên cùng biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng, gỗ công nghiệp dần phổ biến hơn và trở thành loại vật liệu lý tưởng. Tại Việt Nam, ván gỗ công nghiệp vừa được ưa chuộng trong nước, vừa là ngành hàng xuất khẩu chủ lực xếp thứ 5, dự đoán đạt con số khoảng 14 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu trong 2023. Vậy top 7 loại ván nào đã thành công chiếm trọn lòng tin người dùng như thế? Cùng ADX tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Plywood – ván gỗ công nghiệp cao cấp

Plywood - ván lạng cao cấp

Plywood có kết cấu gồm nhiều lớp gỗ lạng mỏng xếp chồng lên nhau theo hướng vân gỗ và liên kết bằng keo chuyên dụng. Tại Việt Nam, loại ván này quen thuộc với nhiều tên gọi khác nhau: ván dán, ván lạng, gỗ dán, gỗ ép… cũng như được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí về bề mặt, cốt gỗ. Thông dụng nhất phải kể đến 3 loại ván ép phủ bề mặt veneer, melamine và laminate xuất hiện nhiều trong không gian nội thất.

Nhờ ưu điểm chịu lực tốt, hạn chế cong vênh, ẩm mốc và tính năng uốn cong vượt trội, ván dán được ứng dụng trong sản xuất nội – ngoại thất, chế tạo đồ chơi, đồ thủ công hoặc dùng làm ván pallet, thùng loa… Ngoài ra, ván ép phủ phim với đặc tính chống nước, dễ thi công, tái sử dụng cao cũng được dùng trong xây dựng như ván khuôn coppha.

OSB – ván dăm định hướng

OSB - ván dăm định hướng

Oriented Strand Board hay còn gọi là ván dăm định hướng được chế tạo với 95% là dăm gỗ kích thước lớn, bào từ thân cây tự nhiên được xếp theo một hướng nhất định và 5% là keo. Với mật độ gỗ lớn như vậy, gỗ dăm định hướng có độ cứng cơ học cao, ít bị cong vênh và bắt vít tốt. Qua nhiều so sánh, ván ép plywood và OSB có khá nhiều đặc trưng tương đồng, tuy nhiên, khả năng chống chịu nước và đặc biệt là khả năng hồi phục sau khi ngấm nước của ván dăm lại kém hơn so với ván dán.

Một điểm trừ của loại ván gỗ công nghiệp này là mặt ván khó phủ hay sơn, dán các kiểu bề mặt. Ngoài ra, khi bị ngấm nước, ván OSB mất khá nhiều thời gian để khô và khó hồi phục như ban đầu. Loại ván này thường được sử dụng làm nội thất cho các không gian phong cách thô mộc, làm đồ DIY hoặc vách ngăn trang trí, sàn nhà kho…

HDF – ván gỗ công nghiệp mật độ cao

HDF - ván sợi gỗ mật độ cao

HDF (high density fiberboard) gồm 80 – 85% bột gỗ / sợi gỗ đã được nghiền nát trộn với keo kết dính qua quá trình ép nhiệt tạo thành tấm ván phẳng mịn. Mật độ sợi gỗ cao giúp ván HDF chịu lực và có độ cứng tương đối tốt. Bề mặt cốt ván nhẵn mịn, thuận lợi cho việc dán phủ nhiều loại bề mặt khác nhau.

Được sản xuất với 2 loại chính: lõi thường và lõi xanh chống ẩm, trong đó ván HDF lõi xanh có thể dùng cho nội thất tại các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước. Đặc biệt, HDF được sử dụng nhiều trong sản xuất sàn gỗ hoặc cửa gỗ cao cấp với giá thành cạnh tranh.

MDF – ván sợi gỗ mật độ trung bình

MDF - ván sợi gỗ mật độ trung bình

Cấu tạo của MDF (medium density fiberboard) cơ bản giống với HDF, nhưng chỉ chứa khoảng 75% sợi, bột gỗ. Ván MDF cũng gồm 2 loại chính: lõi thường và lõi xanh chống ẩm, phù hợp cho những ứng dụng khác nhau. Giá thành MDF luôn rẻ hơn nhưng độ bền lại không thể so với ván HDF. Do đó, loại ván này thường được dùng làm các sản phẩm trong nhà, hạn chế tiếp xúc môi trường ẩm ướt.

Vì mật độ gỗ thấp hơn, tỉ trọng trung bình ván cũng không quá cao, rơi vào 680 – 840 kg/m3, trong khi ván HDF nặng 800 – 1040 kg/m3. Do đó, giữa 2 loại ván này, khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định để có lựa chọn tối ưu nhất.

Okal – ván dăm cơ bản

Okal - ván dăm cơ bản

Ván dăm là loại ván gỗ công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam, phù hợp ứng dụng trong sản xuất nội thất bình dân giá trung bình thấp. Ván Okal được tạo nên từ dăm gỗ nhỏ trộn với keo và chất làm cứng khác, nhưng mật độ dăm gỗ trong ván khá thấp. Điều này khiến tuổi thọ và độ bền của ván không cao so với những loại gỗ khác. Loại ván này có thể phủ nhiều loại bề mặt khác nhau để đảm bảo độ thẩm mỹ cũng như tăng cường khả năng chịu ẩm, nổi bật nhất là ván MFC với bề mặt phủ melamine.

Nhờ bề mặt melamine chống trầy xước, mài mòn và màu sắc phong phú cùng giá thành vừa túi, MFC được ưa chuộng trong chế tạo nội thất đơn giản cho các công trình dân dụng, văn phòng. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, ván MFC hay tạo ra vụn gỗ, các cạnh cắt ván thường bị mẻ, gây mất thẩm mỹ.

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh hay ván ghép (finger joint) là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được hình thành bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau nhờ chất kết dính, sau đó ép dưới điều kiện quy định để tạo thành tấm ván lớn hơn. Gần giống gỗ tự nhiên, ván ghép có độ bền tương đối cao, khả năng chịu lực tốt, bề mặt thừa hưởng vân gỗ đặc trưng.

Dựa trên kiểu khớp nối, gỗ ghép được ứng dụng cho nhiều khu vực khác nhau trong không gian nội thất: vách ngăn tường, bậc thang, mặt bàn ghế… Ngoài ra, ván ghép thanh còn được dùng trong xây dựng hoặc sản xuất đóng tàu thuyền. Giữa nhiều ưu điểm nổi trội, ván ghép vẫn có nhược điểm về bề mặt không có tính thẩm mỹ cao, dễ lộ các khớp nối hoặc không thể dán phủ trực tiếp các loại bề mặt.

Ván gỗ nhựa

Ván gỗ nhựa

Giống như tên gọi, ván gỗ nhựa được tạo nên từ thành phần chính là bột gỗ, nhựa và keo kết dính. Nhờ cấu tạo khác biệt này, gỗ nhựa có thể sản xuất thành bất cứ hình dáng, kích thước nào theo yêu cầu sử dụng. Mang ưu điểm nổi trội về chống nước, chống mối mọt, trầy xước và hạn chế tình trạng bắt cháy, ván ép gỗ nhựa được dùng làm lót sân, ốp tường ngoại thất hoặc làm lam gỗ trang trí cho nhiều không gian khác nhau.

Tỉ lệ nhựa được sử dụng sẽ ảnh hưởng phần lớn đến độ giòn, khả năng bắt vít và chịu lực của ván gỗ. Bên cạnh đó, dù đa dạng mẫu mã với hoa văn khác nhau, nhưng ván gỗ nhựa thường không được đánh giá cao về cảm giác chân thật như gỗ tự nhiên.

Chọn loại ván ép nào cho phù hợp?

Chọn loại ván ép nào cho phù hợp?

Như đã được thông tin, mỗi loại ván gỗ công nghiệp sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Tùy thuộc từng dự án, lĩnh vực khác nhau, quý khách hàng nên đưa ra các tiêu chí lựa chọn khác nhau. Trong đó, ngoài chất lượng và giá thành ván, khách hàng cần lưu ý một số thông tin về nguồn gốc nguyên liệu, nồng độ phát thải cũng như quy trình sản xuất đạt chuẩn để đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng cũng như tối ưu chi phí đầu tư.

  • Chứng nhận FSC: nguồn gỗ rừng trồng, thân thiện môi trường
  • Nồng độ formaldehyde: tiêu chuẩn E0, E1 hoặc CARB P2 với lượng phát thải không quá 0,2ppm
  • Chất lượng ván đạt chuẩn ISO

Sản phẩm ván ép tại ADX đã sớm đạt được những chứng chỉ quan trọng trên, mang đến trải nghiệm an toàn và đáng tin cậy cho quý đối tác, khách hàng. Cùng với xưởng sản xuất tiên tiến trong nước, kho hàng cập nhật liên tục tại miền Nam, chúng tôi mong muốn đưa gỗ ép đến gần hơn với người tiêu dùng nội địa, hưởng ứng xu hướng “vật liệu xanh”.

Lời kết

Dần trở thành loại vật liệu xanh khó lòng vắng mặt trong nhiều công trình xây dựng, nội thất lẫn chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ, gỗ công nghiệp ngày càng chinh phục nhiều khách hàng khó tính. Dựa vào đặc trưng nổi bật của top 7 loại ván gỗ công nghiệp phổ biến nhất kể trên, ADX Plywood hy vọng quý khách hàng phần nào phân biệt được các loại gỗ ép hàng đầu hiện nay. Để lựa chọn sản phẩm gỗ công nghiệp phù hợp nhất với mục đích của mình, quý khách hàng có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể qua thông tin bên dưới.

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, HCM

Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: info@adxplywood.com

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood