Là một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ trên toàn cầu, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình thông qua việc mở rộng và chuyên môn hóa các thị trường khác nhau. Ngoài các thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản, nước ta đang đẩy mạnh đầu tư vào việc khai thác các thị trường mới nổi như UAE và Ấn Độ. Những chiến lược này đã đóng góp phần vào việc đạt 4,84 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2024, mở ra triển vọng sáng lạng cho ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam.
Tình hình đầy khả quan của ngành xuất khẩu gỗ
Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2024 tổng kim ngạch xuất khẩu ngành lâm sản đạt 1,3 tỷ USD tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại nếu tính tổng 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,84 tỷ USD tăng 23,7% với kim ngạch xuất khẩu của ngành ước tính đạt 3,3 tỷ USD tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cho biết, tiêu dùng hàng hóa đang có dấu hiệu tích cực tại nhiều thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu gỗ tăng lên, đặc biệt là đối với nhóm mặt hàng gỗ. Từ đâu năm đến nay, hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ đã ghi nhận mức độ tăng trưởng tích cực. Với tốc độ này, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều triển vọng khả quan để hoàn thành chỉ tiêu 15,2 tỷ USD.
Những năm gần đây nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực lâm nghiệp cùng với chính sách hỗ trợ và các hiệp định thương mại tự do, ngành gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đã thu hút được sự chú ý trên thị trường quốc tế và gặt hái nhiều thành công. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt cũng đang chú trọng vào việc đầu tư công nghệ mới và chuyển đổi số để mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả và năng suất trong hoạt động sản xuất.
Rào cản ngành gỗ và sản phẩm gỗ
Trong bối cảnh các thị trường lớn thắt chặt các quy định nhập khẩu như: thiết lập hàng rào kỹ thuật quan trọng đối với nhiều nhóm mặt hàng từ các quốc gia xuất khẩu để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Các biện pháp phát triển bền vững và quy trình sản xuất xanh và sạch hay cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhằm giảm phát thải khí nhà kính và thiết kế sinh thái… đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ.
Ngoài ra, năng lực của các doanh nghiệp nước ta cũng còn hạn chế do phần lớn các đơn hàng chủ yếu thực hiện gia công theo yêu cầu của các nhà phân phối nước ngoài. Mặc dù sản xuất và xuất khẩu gỗ đã tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, nhưng dựa vào lao động và nguyên liệu giá rẻ nên giá trị gia tăng của sản phẩm không cao. Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chưa đủ năng lực để xây dựng thương hiệu, cũng như đối phó với những biến động bất ngờ của thị trường.
Đối mặt với những thách thức trên, để ngành lâm sản phát triển bền vững, các chuyên gia cho biết cần tập trung vào việc đầu tư thiết kế và sáng tạo, đồng thời nâng cao giá trị của sản phẩm. Ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương cho hay, thị trường Mỹ là một trong những điểm khởi đầu quan trọng do chiếm tỷ lệ lớn 53,5% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ. Nếu được khai thác một cách hiệu quả, mục tiêu đạt 15,2 tỷ USD có thể sớm được hoàn thành trong năm nay.
(Nguồn bài báo: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khởi sắc trong 4 tháng đầu năm – Thương Hiệu và Pháp Luật)
Lời kết
ADX Plywood hy vọng rằng bài viết trên đã giúp quý khách hiểu rõ hơn về tình hình ngành lâm sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, cũng như những thách thức lớn mà chúng ta đang gặp phải. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc cần hỗ trợ đặt hàng, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn và giải quyết sớm nhất.
Thông tin liên hệ
Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM
Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486
Email: info@adxplywood.com
Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood