Nửa đầu năm 2024, ngành gỗ ghi nhận nhiều kết quả nổi bật đánh dấu sự trở lại đầy mạnh mẽ của thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ và lâm sản. Theo số liệu thống kê của Cục Lâm nghiệp, chỉ trong 6 tháng đầu năm nước ta đã đạt 7.95 tỷ USD, tăng 21.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Toàn ngành Gỗ và Lâm sản xuất siêu 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,664 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước, chứng minh thành quả của ngành lâm sản sau quãng thời gian biến động vừa qua.

Tình hình xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam

Tình hình xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam

Việt Nam đã và đang ghi nhận những kết quả và dấu hiệu nổi bật đối với lĩnh vực xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Để đạt được kết quả này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời cũng chú trọng đến việc sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững và cải thiện quy trình sản xuất để bảo vệ môi trường, điều này cũng giúp gia tăng giá trị sản phẩm và thu hút khách hàng tại các thị trường khó tính.

Các sản phẩm chủ lực trong xuất khẩu vấn là đồ gỗ nội thất, ván ép và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng. Theo đó, đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu với mức tăng trưởng ổn định. Đây cũng là những tín hiệu phản ánh nhu cầu phục hồi nhanh chóng tại các thị trường lớn trên Thế giới hiện nay.

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam

“Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất đối với lĩnh vực xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam”. Tiếp theo đó là vị trí của Trung Quốc cùng với sự góp mặt của những thị trường quen thuộc như Nhật bản, EU, Hàn Quốc với xu hướng tăng trưởng tích cực. Hầu hết các thị trường mục tiêu của nước ta đều là các thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng cũng như nguồn gốc và các chứng chỉ cần thiết liên quan đến sức khỏe người dùng.

Phân tích sâu hơn về thị trường gỗ xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đạt 4,38 tỷ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Theo đó, đồ nội thất gỗ vẫn là mặt hàng được chào đón nhất ở thị trường này, đạt 3.45 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023. Tiếp theo đó là các sản phẩm gỗ với mức tăng 94% so với cùng kỳ năm ngoái với 323 triệu USD. Đây là kết quả nhờ vào sự nỗ lực thay đổi nắm bắt thị trường vật liệu xanh với nguồn nguyên liệu bền vững.

Tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam năm 2024

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch gỗ xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 46,6% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất văn phòng của Trung Quốc từ Việt Nam tăng đáng kể, chiếm 24,7% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất văn phòng của Trung Quốc. Theo đó Việt Nam đã trở thành nguồn cung cấp đồ gỗ nội thất lớn thứ 3 của quốc gia này sau khi mạnh mẽ vượt qua Thái Lan.

Tiếp theo đó, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu gỗ và đồ gỗ lớn thứ 3 của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024. Tổng giá trị đạt đến 800 triệu USD, tăng 12% tro với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường EU cũng có bước tiến mạnh mẽ khi tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 600 triệu USD. Kế tiếp là Hàn Quốc với 450 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường khác như Canada, Úc và các nước ASEAN cũng có sự tăng trưởng đáng kể, với tổng kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu đạt khoảng 360 triệu USD.

Những thách thức cho Ngành gỗ Việt

Những thách thức cho Ngành gỗ Việt

Bên cạnh những thành tích và tín hiệu tốt đẹp, ngành gỗ Việt năm 2024 cũng phải đối mặt với những chuyển biến phức tạp. Ngành xuất khẩu lâm sản vẫn đối mặt với một số thách thức như biến động giá nguyên liệu, chính sách bảo hộ từ các quốc gia nhập khẩu. Trong đó phải kể đến là những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, tình an toàn, thân thiện cùng nguồn gốc rõ ràng của các sản phẩm gỗ Việt Nam.

Bên đó cạnh còn đó các vụ kiện phòng thương mại về quy định chống bán phá giá, chống trợ cấp và lẩn tránh đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, sẽ càng gây khó khăn cho ngành gỗ Việt Nam, khiến các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ càng có nguy cơ cao hơn bị kiện về các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Lời kết

Những tín hiệu sáng cho ngành lâm sản nước ta trong nửa đầu năm 2024 đã phần nào khẳng định chất lượng và vị trí của nước ta trên thị trường Quốc tế. Để nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường và tăng trưởng bền vững, các công ty Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc hoàn thiện chất lượng và các chứng chỉ Quốc tế cần thiết. Trên đây là thông tin về tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được chúng tôi tổng hợp. Truy cập website ADX Plywood để đọc thêm nhiều thông tin về ngành gỗ Việt!

Nguồn: Xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt gần 8 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, VnEconomy

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM

Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: info@adxplywood.com

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood