Sau những biến động thị trường, ngành xuất khẩu và chế biến gỗ Việt Nam đã dần khởi sắc và đạt được nhiều thành công trong những tháng nửa đầu năm 2024. Tình tới thời điểm hiện tại thì những chuyển biến tích cực này vẫn đang tiếp tục và càng trở nên mạnh mẽ hơn. Với sự tăng trưởng về đơn hàng từ các thị trường truyền thống trong những tháng còn lại trong năm kinh tế 2024, ngành gỗ đã vượt qua nhiều khó khăn để tiến tới mục tiêu xuất khẩu đề ra từ đầu năm.
Nội dung chính
Nhiều tín hiệu tích cực cho xuất khẩu và chế biến gỗ
Theo Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gỗ tính đến hết tháng 7 năm 2024 ước đạt hơn 8,7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sản phẩm gỗ chiếm hơn 5,96 tỷ USD, tăng hơn 22%. Các chuyên gia cho rằng, sự tăng trưởng này phần lớn do nhu cầu tăng tại nhiều thị trường trọng điểm, đặc biệt là thị trường Mỹ, thị trường nhập khẩu lớn nhất của gỗ và sản phẩm chế biến gỗ Việt Nam. Hiện Mỹ chiếm gần 54% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết, đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 41% tổng giá trị nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ vào Mỹ. Mỹ cũng có động thái cắt giảm lãi suất, kích cầu tiêu dùng, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu. Bộ Thương mại Mỹ cũng đã hủy bỏ vụ điều tra chống lẩn tránh thuế đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam, giúp cho việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến gỗ vào Mỹ thuận lợi hơn.
Các thị trường nhập khẩu gỗ khác như châu u, Trung Quốc, Canada và Ấn Độ cũng cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể, Trung Quốc đạt 1,05 tỷ USD, tăng 49,3%, Canada đạt 113.000 USD, tăng 23,9%, và Ấn Độ đạt 73.000 USD, tăng 94,2%.
Ngành gỗ nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số
Dù ngành gỗ Việt Nam đã có sự phục hồi, vẫn cần tiếp tục thay đổi để thích ứng với thị trường. Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, nhận định rằng ngành gỗ cần chủ động thích ứng và thay đổi linh hoạt trong sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là phát triển công nghệ và chuỗi cung ứng.
Giá trị gia tăng của ngành gỗ hiện chưa cao do phần lớn doanh nghiệp trong nước chỉ gia công. Chỉ khoảng 5% sản phẩm gỗ của Việt Nam có khâu thiết kế, yếu tố quan trọng để nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu.
Phó chủ tịch Hội chế biến gỗ và Mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh- ông Phùng Quốc Mẫn, đề xuất các doanh nghiệp cần đầu tư vào thiết kế và tiếp thị sản phẩm để nâng cao giá trị và lợi nhuận, đồng thời chuyển đổi số để hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô và gia công các sản phẩm tinh.
Nhiều doanh nghiệp đã tiên phong trong chuyển đổi số và đạt kết quả cao trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ và xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Hàng loạt thành công đã mang đến điểm sáng với hy vọng vượt qua mục tiêu ban đầu đã đặt ra cho năm 2024.
Nguồn: Chế biến và xuất khẩu gỗ chọn hướng đi mới, Báo Tin tức
Lời kết
Với những thay đổi tích cực và chiến lược chuyển đổi số, ngành gỗ Việt Nam đang có những triển vọng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Những nỗ lực này không chỉ giúp ngành gỗ vượt qua khó khăn mà còn tạo ra những giá trị gia tăng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Truy cập website ADX Plywood để theo dõi những thông tin nổi bật về ngành gỗ, chế biến gỗ nói chung và gỗ công nghiệp nói riêng!
Thông tin liên hệ
Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM
Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486
Email: info@adxplywood.com
Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood