Ván MDF là loại gỗ công nghiệp rất phổ biến ở nước ta, xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm nội thất với giá phù hợp cùng chất lượng ổn định. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ADX tìm hiểu tất tần tật thông tin chi tiết về cấu tạo, phân loại, ứng dụng cũng như quy trình sản xuất của loại ván ép công nghiệp phổ biến này.

Ván MDF – Vật liệu nội thất phổ biến hàng đầu

Ván MDF - Vật liệu nội thất phổ biến hàng đầu

MDF – Medium Density Fiberboard hay còn gọi là ván ép sợi gỗ, ván sợi mật độ trung bình,… Có thể nói khi nhắc đến ván ép công nghiệp làm nội thất, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến ván MDF. Loại ván sợi này không chỉ thuyết phục người dùng bởi ngoại hình đa dạng, đẹp mắt mà còn với mức giá phù hợp với khả năng chịu lực tương đối tốt. Như tên gọi, loại ván này có cấu tạo chính từ sợi gỗ, bột gỗ và được phân loại theo khả năng năng chống ẩm, theo xuất xứ hoặc theo bề mặt phủ.

Cấu tạo

Cấu tạo gỗ MDF

  • Sợi gỗ (fiber): Sợi gỗ thường được sản xuất từ các loại gỗ mềm như gỗ thông, keo hoặc bạch đàn. Các sợi gỗ này được nghiền nhỏ đến kích thước nhất định.
  • Keo dán (adhesive): Keo được sử dụng để kết dính các sợi gỗ lại với nhau. Loại keo phổ biến nhất là keo urea formaldehyde (UF), do có chi phí thấp và hiệu quả cao. Ngoài ra, còn có thể sử dụng keo melamine urea formaldehyde (MUF) hoặc phenol formaldehyde (PF) tùy vào yêu cầu kỹ thuật và mục đích sử dụng của ván MDF.
  • Chất phụ gia (additives): Để cải thiện các đặc tính vật lý và cơ học của ván MDF, người ta thêm vào các chất phụ gia như chất chống ẩm, chất chống mối mọt, chất chống cháy hoặc các loại bột khoáng chất.

Phân loại

Phân loại gỗ công nghiệp MDF

Nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng, ván MDF cũng được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn với tính chất, đặc điểm khác nhau.

  • Phân loại theo tính chất: Ván ép lõi xanh chống ẩm và ván thường
  • Phân loại theo xuất xứ: MDF Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan đang là những sản phẩm được quan tâm và sử dụng rộng rãi ở nước ta
  • Phân loại theo bề mặt: Phổ biến là MDF phủ melamine, laminate và acrylic

Quy trình sản xuất ván ép công nghiệp MDF

Quy trình sản xuất ván MDF yêu cầu sự chính xác và kiểm soát chặt chẽ ở mỗi công đoạn để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao, đồng thời phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Mỗi doanh nghiệp, nhà máy khác nhau sẽ có quy trình sản xuất khác nhau, nhưng để tạo ra được một sản phẩm đạt chất lượng thì cần tuân thủ các bước sau:

Quy trình sản xuất ván ép công nghiệp MDF

1/Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thu gom gỗ: Sử dụng các loại gỗ mềm như gỗ thông, bạch đàn, cao su, hoặc các loại gỗ tái chế, phế phẩm từ công nghiệp chế biến gỗ.
  • Xử lý gỗ: Gỗ được bóc vỏ, chặt thành khúc và băm nhỏ thành dăm gỗ.

2/Xử lý và tinh chế dăm gỗ:

  • Nghiền dăm gỗ: Dăm gỗ được đưa vào máy nghiền để tạo ra các sợi gỗ có kích thước nhỏ hơn.
  • Tách bột gỗ: Các sợi gỗ sau khi nghiền được đưa vào máy tách bột để loại bỏ các tạp chất và các thành phần không đạt yêu cầu.

3/Tạo hỗn hợp keo và sợi gỗ:

  • Trộn keo: Sợi gỗ sau khi tách bột được trộn với keo UF hoặc MUF tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, có thể thêm các chất phụ gia khác như chất chống ẩm, chất chống cháy.
  • Thêm chất tạo màu: Đối với ván ép lõi xanh loại chống ẩm sẽ có thêm bước tạo màu cho lõi ván. Chất màu này phải được trộn đều để đảm bảo màu xanh đồng nhất trong toàn bộ tấm ván MDF.

4/Định hình sơ bộ và ép nhiệt:

  • Định hình sơ bộ: Hỗn hợp sợi gỗ và keo được đưa vào khuôn và định hình sơ bộ dưới áp lực thấp để tạo thành tấm ván MDF thô.
  • Ép nhiệt: Tấm ván thô được đưa vào máy ép với nhiệt độ và áp lực cao để tạo thành tấm gỗ công nghiệp MDF hoàn chỉnh. Thời gian ép nhiệt thường từ 5-10 phút, nhiệt độ khoảng 50-180°C với lực ép từ 25-30 MPa.

5/Làm nguội và xử lý bề mặt:

  • Làm nguội: Sau khi ép nhiệt, các tấm ván được làm nguội tự nhiên hoặc thông qua các hệ thống làm nguội.
  • Xử lý bề mặt: Tấm ván MDF sau khi làm nguội được mài nhẵn bề mặt để đạt được độ mịn và phẳng theo tiêu chuẩn. Bề mặt ván có thể được phủ thêm các lớp melamine, veneer, acrylic,… để tăng tính thẩm mỹ và độ bền.

6/Cắt và hoàn thiện:

  • Cắt ván: Tấm ván ép công nghiệp MDF được cắt thành kích thước tiêu chuẩn hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
  • Kiểm tra chất lượng: Các tấm ván được kiểm tra chất lượng để đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về độ dày, độ bền cơ học, và các tính chất vật lý khác.
  • Đóng gói và lưu trữ: Gỗ MDF sau khi kiểm tra chất lượng được đóng gói và lưu trữ trong kho để chuẩn bị cho quá trình phân phối.

Ứng dụng trong thực tế

Ván MDF là một loại vật liệu đa năng được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực từ nội thất, trang trí, ốp tường đến ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ. Tùy vào mục đích sử dụng, người ta sẽ lựa chọn loại bề mặt phủ và chất lượng ván ép chống ẩm khác nhau. Cùng ADX tìm hiểu những ứng dụng phổ biến của loại gỗ công nghiệp này dưới đây:

Nội thất và trang trí:

Ứng dụng ván MDF trong nội thất

  • Tủ bếp: Thông thường bề mặt acrylic được sử dụng kết hợp với ván ép lõi xanh để tối ưu chất lượng trong ứng dụng làm tủ bếp.
  • Đồ nội thất khác: Được dùng để làm các loại bàn, ghế, tủ, kệ sách… nhờ bề mặt phẳng mịn và đa dạng họa tiết, màu sắc.
  • Cửa: MDF có thể được sử dụng như một thành phần quan trọng trong cửa gỗ công nghiệp do có độ ổn định tốt và ít bị biến dạng.
  • Ốp tường và trần nhà: Ván MDF được sử dụng để ốp tường, trần nhà, tạo ra bề mặt phẳng và có thể sơn hoặc dán phủ các lớp vật liệu trang trí.

Sản xuất đồ gỗ:

Ứng dụng gỗ MDF trong sản xuất đồ gỗ

  • Đóng thùng loa: Nhờ tính chất âm học tốt nên ván sợi gỗ thường được sử dụng để đóng thùng loa cũng như nhiều loại thiết bị âm thanh.
  • Gia công CNC: Đây là vật liệu lý tưởng cho việc cắt CNC để tạo ra các chi tiết phức tạp trong thiết kế nội thất và các sản phẩm trang trí.
  • Sản xuất các gian hàng triển lãm: Được sử dụng để làm kệ trưng bày, quầy hàng và các cấu trúc gian hàng triển lãm nhờ khả năng tạo hình linh hoạt và bề mặt hoàn thiện đẹp.

Sản phẩm DIY (Do It Yourself):

Sản phẩm DIY (Do It Yourself) bằng ván MDF

  • Nhờ tính chất dễ dàng cưa cắt, sơn màu,… ván MDF là lựa chọn phổ biến cho các dự án DIY phổ biến như kệ sách, bàn làm việc, khung tranh,…

Bảng giá gỗ MDF tham khảo

Tùy theo từng đơn vị sản xuất và cung ứng khác nhau và bảng giá gỗ MDF cũng có sự chênh lệch. Dưới đây là mức giá phổ biến ADX tham khảo và tổng hợp từ nhiều đơn vị uy tín trên thị trường với kích thước 1220x2440mm, phân loại ván ép lõi xanh chống ẩm.

Độ dày Ván cốt Phủ Veneer Phủ melamine Phủ Laminate Ván Thái Lan
3mm 65.000 80.000 190.000 350.000 105.000
5.5mm 105.000 125.000 235.000 365.000 160.000
6mm 115.000 130.000 240.000 395.000
9mm 155.000 170.000 280.000 440.000 245.000
12mm 195.000 220.000 330.000 495.000 330.000
15mm 240.000 260.000 370.000 530.000 385.000
17mm 275.000 300.000 410.000 595.000 405.000
25mm 510.000 525.000 635.000 795.000 680.000

*Bảng giá ván MDF tham khảo từ nhiều đơn vị cung cấp

Gỗ MDF và Plywood: Đâu là sự lựa chọn phù hợp?

Lựa chọn Plywood hay MDF

Cả gỗ công nghiệp MDF và Plywood đều là dòng sản phẩm của ngành gỗ công nghiệp có nhiều đóng góp cho lĩnh vực nội thất. Ở góc nhìn tổng quan, với cấu tạo khác nhau hai loại ván ép này sẽ phù hợp cho từng nhu cầu với nguồn kinh phí khác nhau. Nếu MDF nổi bật với bề mặt phẳng mình cùng giá ở mức trung bình thì plywood có mức giá cao hơn lại ghi điểm tuyệt đối với độ bền và khả năng chống chịu nước.

Bên cạnh đó, theo ghi nhận của nhiều chuyên gia trong ngành thì ván MDF trong quá trình sản xuất cần sử dụng lượng keo nhiều hơn trong Plywood. Điều này tạo nên sự chênh lệch đối với nồng độ phát thải Formaldehyde ở hai loại gỗ này. Do đó, thông thường plywood dễ dàng đạt mức E0 hoặc E1, và MDF là mức E1 – E2 theo tiêu chuẩn đo lường của Châu u.

 

MDF Plywood
Cấu tạo
  • Bột gỗ
  • Keo: UF, MUF
  • Chất phụ gia
  • Ván lạng
  • Keo: UF, MUF, PF
Tuổi thọ 5 – 10 năm 15 – 20 năm
Giá Thấp hơn Cao hơn
Ứng dụng
  • Đồ nội thất và sản phẩm yêu cầu độ hoàn thiện ngoại hình cao
  • Dùng trong xây dựng, sàn nhà, vách ngăn, lớp mái và các lĩnh vực cần độ bền cao
  • Sản xuất nội thất cao cấp, ngoại thất
Ưu điểm
  • Bề mặt phẳng mịn, dễ gia công, phủ sơn và các lớp bề mặt khác
  • Dễ cưa cắt, gia công
  • Cấu trúc xếp lớp chéo chắc chắn, chịu lực tốt, ít bị co ngót và cong vênh
  • Phục hồi nhanh chóng nếu bị thấm nước
Nhược điểm
  • Chịu lực kém hơn plywood
  • Khi bị ngấm nước thì gần như không thể phục hồi
  • Bề mặt không mịn, không phủ được acrylic
  • Yêu cầu máy móc và kỹ thuật gia công tốt

Tham khảo chi tiết so sánh ván MDF và Plywood tại đây!

Tùy theo từng mục tiêu sử dụng và kinh phí và quý khách hàng có thể lựa chọn loại vật liệu phù hợp cho từng sản phẩm nội thất. Theo đó, MDF có thể ứng dụng cho những khu vực khô ráo và cho những sản phẩm nội thất không yêu cầu khả năng chịu lực cao. Bên cạnh đó, ở khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí ẩm như nhà bếp, nhà tắm thì nên ưu tiên sử dụng plywood để tối ưu chất lượng.

Lời kết

Trên đây là thông tin chi tiết và cấu tạo, phân loại, ứng dụng, quy trình sản xuất cũng như bảng giá gỗ MDF. Bên cạnh đó, ADX cũng tổng hợp một vài điểm khác nhau giữa ván MDF và Plywood nhằm giúp khách hàng có góc nhìn tổng quan hơn về hai loại vật liệu phổ biến này. Để để biết thêm thông tin chi tiết cũng như tìm hiểu thêm về ngành gỗ công nghiệp nói chung, mời quý khách truy cập website ADX Plywood hoặc liên hệ với chung tôi qua thông tin dưới đây!

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: Info@adxplywood.com

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood