Thời kỳ công nghệ phát triển ngày càng hiện đại, quá trình sản xuất các loại ván ép công nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Bên cạnh dây chuyền sản xuất được áp dụng nhiều máy móc hiện đại, sự đa dạng của các loại keo dán ván ép cũng mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho nhà sản xuất. Vậy nên dán gỗ ép bằng keo gì? Các loại keo ép ván có đặc điểm gì khác nhau? Trong bài viết này ADX Plywood sẽ so sánh 3 loại keo dán ván ép phổ biến là Urea Formaldehyde, Melamine Urea Formaldehyde và Phenol Formaldehyde.

Ván ép công nghiệp là gì?

Keo dán ván ép

Keo dán ván ép là chất liệu chuyên dùng trong sản xuất ván gỗ công nghiệp. Do đó, để hiểu rõ các thông tin về loại keo này, quý khách cần nắm được ván ép công nghiệp là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào?

Ván ép hay còn gọi là ván công nghiệp, vật liệu được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất, công trình xây dựng,… Được cấu tạo từ các lớp gỗ mỏng ghép lại với nhau hoặc được làm từ dăm gỗ, bột gỗ,… liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo ép ván chuyên dụng. 

Quá trình xử lý, chế tạo nên ván gỗ cần trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Từ giai đoạn sơ chế nguyên liệu, đến các bước tách vỏ, lạng mỏng, ép dính,… Mỗi giai đoạn đều đòi hỏi người thợ phải luôn cẩn thận tỉ mỉ trong từng chi tiết để cho ra sản phẩm hoàn hảo nhất. Mục đích cuối cùng của các công đoạn là tạo ra ván ép công nghiệp với cấu tạo 3 phần chính như sau:

  • Phần bề mặt: Việc dùng lớp phủ bề mặt ván ép nhằm tăng tính thẩm mỹ cũng như độ bền cho sản phẩm. Ngoài ra, phần bề mặt đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tính chất của ván như chống trầy xước, hạn chế thấm nước,… Phần này có thể được phủ bằng Melamine, Laminate, Veneer, Film…
  • Phần ruột (lõi): phần lõi là các lớp ván lạng mỏng từ thân cây gỗ tự nhiên, xếp chồng lên nhau theo các hướng, thường được gọi là ván ép Plywood. Ngoài ra, còn có các loại gỗ công nghiệp thông dụng khác như MDF, MFC,… với phần lõi được làm bằng bột gỗ, sợi gỗ, mùn cưa,… Phần ruột thể hiện các tính chất nổi bật của sản phẩm  như độ cứng, độ bền và khả năng gia công,…
  • Phần keo dán ván ép: Phần keo với nhiệm vụ kết dính các thành phần lại với nhau  (phần ruột và bề mặt). Hơn nữa, một số loại keo có các chất hóa học giúp cho ván ép không bị mối mọt phá hoại và hạn chế thấm nước. Trong công nghiệp sản xuất ván ép hiện nay, có thể kể đến các loại keo thường dùng như keo Urea Formaldehyde (UF), Melamine Urea Formaldehyde (MUF) và keo Phenol Formaldehyde (PF).

Dán gỗ ép bằng keo gì?

Keo dán ván ép

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo dán ván ép khác nhau, mỗi loại sẽ có những đặc tính riêng biệt. Khách hàng có thể chọn lựa chất liệu phù hợp nhất với từng loại sản phẩm và tùy từng mục đích sử dụng.

Keo Urea Formaldehyde

Đây là chất keo tổng hợp được tạo ra từ phản ứng giữa Ure và Formalin ở nhiệt độ thích hợp, cùng chất xúc tác/ức chế phản ứng như Acid Formic và Sodium Hydroxide tạo ra Monome. Monome có khả năng tạo thành Polime dạng rắn trong môi trường axit và có tính liên kết rất cao.

Đặc tính nổi bật của loại keo này là độ bám dính cao và tốc độ đóng rắn nhanh, chi phí hợp lý so với các loại keo tổng hợp khác. Keo dán ván ép công nghiệp UF sử dụng rất phổ biến để sản xuất ván gỗ ép, ván sợi (MDF, MFC…), ván ghép thanh, ván dăm…cho thị trường nội thất. Và tuỳ vào tiêu chuẩn sản phẩm và từng thị trường mà chúng ta có thể lựa chọn keo theo tiêu chuẩn E0 đến E2.

Keo Melamine Urea Formaldehyde

Keo dán ván ép công nghiệp Melamine Urea Formaldehyde (Viết tắt MUF) là một biến tính khác của keo Urea Formaldehyde (UF) nhằm cải thiện điểm yếu cho keo UF. Quy trình sản xuất keo MUF tương tự như UF. Điểm khác nhau là Melamine được thêm vào trong quá trình phản ứng nhiệt giữa Formalin và Urea dưới sự xúc tác/ức chế của Acid formic và Sodium hydroxide để biến tính keo. Sự bổ sung Melamine tạo ra biến tính này làm cho sản phẩm sau khi đóng rắn có đa dạng kết liên ngang làm thay đổi đáng kể các thuộc tính của keo.

Đặc tính nổi bật của keo này là có độ bám dính tốt và có độ bền cao, tính kháng nước vượt trội hơn nhiều so với keo UF. Tuy nhiên giá thành khá cao so với các loại keo dán ván ép khác.

Keo Phenol Formaldehyde

Keo dán gỗ công nghiệp Phenol Formaldehyde (viết tắt PF), hay còn gọi là keo Phenol, là hợp chất keo được kết hợp từ Phenol và Formaldehyde. Phản ứng nhiệt của những phân tử Phenol và Formaldehyde trong môi trường kiềm hoặc axit tạo nên những chuỗi liên kết rất chặt chẽ và bền vững. Loại keo này dùng chủ yếu để ép các loại ván công nghiệp như ván ép Plywood, coppha xây dựng, ván sợi (MDF, MFC, HDF)… và các loại ván dùng ngoài trời.

Dùng các nhóm Phenol (phenolic, methyl hydroxybenzene, xylenol, resorcinol) và nhóm Aldehyde (formaldehyde, acetic aldehyde, furfurol …) khác nhau với tỷ lệ khác nhau, chất xúc tác cũng thay đổi so với bình thường, sẽ cho ra các sản phẩm keo PF có công dụng và tính chất riêng biệt.

Đặc tính nổi bật của ván ép sử dụng loại keo này là độ bền cao, chịu nước tốt. Trường hợp được sản xuất tốt có thể chịu được đun sôi đến 72 giờ mà không bị bong tách, hư hại. Vì thế đây là loại keo không thể thiếu cho các công trình ngoài trời.

So sánh 3 loại keo dán gỗ ép phổ biến

Keo dán ván ép

Mỗi loại keo ép ván sẽ có những ưu điểm và mặt hạn chế khác nhau. Để giúp quý khách hiểu rõ hơn về 3 loại keo dán ván ép này, ADX Plywood sẽ so sánh các ưu và nhược điểm của từng loại keo. Từ đó, quý khách có thể hiểu hơn về các loại keo và trả lời cho câu hỏi “Dán gỗ ép bằng keo gì để phù hợp với từng nhu cầu khác nhau?”

 

Loại keo dán gỗ Ưu điểm Nhược điểm
Urea Formaldehyde – Được sử dụng phổ biến, dễ tìm thấy trên thị trường.

– Giá thành thấp hơn so với các loại keo khác trên thị trường.

– Thời gian ép ván và đóng rắn khá nhanh.

– Khả năng chống nước kém

– Không có khả năng chống ẩm cho ván ép.

– Độ bền cơ học không cao.

Melamine Urea Formaldehyde – Các sản phẩm keo MUF đa dạng theo các thành phần.

– Có khả năng chịu nước khá tốt, độ bền cơ học cao.

– Có khả năng hạn chế ẩm mốc cho ván ép.

– Độ kết dính cao hơn so với keo UF, và ít bị bong, tách lớp khi sử dụng.

– Tốc độ đóng rắn chậm hơn so với keo UF.

– Giá thành của loại keo này khá cao.

Phenol Formaldehyde – Độ bền cơ học cao

– Chịu nhiệt tốt, chịu lực tốt

–  Khả năng chống nước tốt với nhiều giờ đun sôi không tách lớp

– Nguồn nguyên liệu sản xuất không được phổ biến.

– Giá thành khá cao.

– Lượng phát thải Formaldehyde cao.

 

Lời kết

Hiện nay các loại ván gỗ chất lượng cao luôn đạt các tiêu chuẩn về kiểm soát lượng khí thải phát ra từ keo dán ván ép. Tuy nhiên trên thị trường vẫn tồn tại rất nhiều sản phẩm sử dụng keo dán không đạt chất lượng tiêu chuẩn. Thông qua bài viết này, ADX Plywood hy vọng mang đến cho quý khách những thông tin hữu ích về các loại keo dán phổ biến nhất hiện nay. Qua đó quý khách có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người thân.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P.An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 0937 09 88 99

Email: Info@adxplywood.com

Fanpage: ADX Plywood