Hiện nay gỗ công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành vật liệu thiết yếu trong các công trình. Trong đó phải kể để Plywood, MDF và MFC, bộ ba được ưa chuộng và sử dụng phổ biến ngày nay. Mỗi loại có những đặc điểm riêng khiến người dùng đắn đo trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Hôm nay ADX sẽ dành riêng bài viết này để so sánh chi tiết ba loại ván công nghiệp này. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích cho quý khách.

Gỗ công nghiệp – bước tiến mạnh mẽ trong ngành nội thất

Gỗ công nghiệp - bước tiến mạnh mẽ trong ngành nội thất

Vài năm trở lại đây, gỗ ép công nghiệp đang dần thay thế cho gỗ tự nhiên và trở thành vật liệu quan trọng lĩnh vực sản xuất nội thất. Sự xuất hiện của ván ép công nghiệp đã giúp các nhà thiết kế nội thất đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm và tối ưu tốc độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Không những giải quyết được bài toán về chi phí mà ngành công nghiệp sản xuất gỗ còn tạo ra nguồn công việc ổn định cho người dân lao động. Hơn nữa, chúng còn giảm thiểu những nhược điểm trong gỗ tự nhiên như mối mọt, co ngót và tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng cao.

So sánh Plywood, MDF và MFC

So sánh Plywood, MDF và MFC

Khái niệm

  • Plywood: Plywood còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như ván ép, gỗ dán, gỗ ép,… Đây là loại ván công nghiệp được làm từ nhiều lớp gỗ lạng tự nhiên có độ dày khoảng 1.7mm. Các lớp gỗ được xếp chồng lên nhau và dùng keo chuyên dụng để kết dính, nhờ vậy gỗ có tuổi thọ kéo dài lên đến 15 năm
  • MDF: Medium Density Fiberboard được sản xuất từ sợi gỗ, bột gỗ. Các bột gỗ này được liên kết với nhau bằng keo các chất kết dính, chất phụ gia và ép dưới áp suất lớn. Sản phẩm được làm từ MDF có tuổi thọ có thể lên đến 10-15 năm nếu được thi công và bảo quản tốt.
  • MFC: Melamine Faced Chipboard là gỗ ván dăm được bào ra từ các gỗ tự nhiên, vụn gỗ,… và được trộn với keo hỗn hợp đồng thời trải qua quá trình ép dưới nhiệt độ cao.

So sánh cấu tạo

PlywoodMDFMFC
Thành phần
  • Tấm ván mỏng
  • Keo
  • Sợi gỗ, bột gỗ
  • Keo
  • Chất phụ gia
  • Dăm gỗ
  • Keo
  • Chất phụ gia
Phân loại
  • LVD – cơ bản
  • LVL – đồng hướng
  • LVD – đặc biệt
  • Loại thường
  • Loại chống ẩm
  • Loại thường
  • Loại chống ẩm
Bề mặt
  • Veneer tự nhiên
  • Melamine
  • Laminate
  • Film
  • Veneer tự nhiên
  • Melamine
  • Laminated
  • Acrylic
  • Melamine
Keo sử dụng
  • UF
  • MUF
  • PF
  • UF
  • MUF
  • UF
  • MUF

Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất các loại gỗ công nghiệp

Mỗi nhà máy sẽ có quy trình sản xuất ván với những quy định riêng nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm.

PlywoodMDFMFC
Bước 1: Thu hoạch gỗ tròn

Bước 2: Bóc vỏ, lạng gỗ

Bước 3: Phân loại và sấy

Bước 4: May và phủ keo

Bước 5: Xếp ván

Bước 6: Ép nguội và ép nóng cốt gỗ

Bước 7: Sửa bả bề mặt

Bước 8: Chà nhám và cắt sơ bộ cốt

Bước 9: Nhuộm chống lộ cốt và dán bề mặt

Bước 10: Đóng gói và hoàn thiện

Phương pháp khô:

Bước 1: Sản xuất bội sợi

Bước 2: Tạo tầng bột sợi

Bước 3: Ép nhiệt

Bước 4: Cắt tấm ván

Bước 5: Xử lý đóng gói

Phương pháp ướt:

Bước 1: Bột gỗ được phun nước để làm ướt

Bước 2: Ép nhiệt sơ bộ

Bước 3: Cán nhiệt

Bước 4: Cắt tấm ván

Bước 5: Xử lý, đóng gói

Bước 1: Sản xuất dăm gỗ

Bước 2: Sấy dăm gỗ

Bước 3: Phân loại và sàng lọc

Bước 4: Trộn dăm gỗ cùng chất kết dính

Bước 5: Tạo hình ván dăm

Bước 6: Ép sơ bộ

Bước 7: Cắt tấm ván

Bước 8: Ép nhiệt

Bước 9: Xử lý bề mặt, đóng góp

Ưu & nhược điểm

PlywoodMDFMFC
Ưu điểm
  • Độ bền cao: Có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt hơn so với hai loại còn lại.
  • Chống ẩm tốt: Có khả năng chống ẩm tốt hơn hai loại còn lại.
  • Khả năng hồi phục cao: Sau khi bị ngấm nước hoặc cong vênh, có thể hồi phục nhanh chóng.
  • Dễ dàng thi công: Có thể cắt, khoan, và lắp ráp dễ dàng mà không sợ bị mẻ cạnh.
  • Bề mặt mịn: MDF có bề mặt mịn, dễ sơn và phủ veneer.
  • Đồng nhất: Do cấu tạo từ bột gỗ nên MDF không có vân gỗ và đồng nhất trên toàn bộ bề mặt.
  • Giá thành vừa phải: Rẻ hơn gỗ dán nhưng đắt hơn gỗ dăm.
  • Giá thành thấp: Ván dăm là lựa chọn rẻ nhất trong ba loại.
  • Bề mặt đẹp và đa dạng: Lớp melamine có nhiều màu sắc và hoa văn, tạo vẻ ngoài thẩm mỹ cho sản phẩm.
  • Chống trầy xước: Lớp phủ melamine giúp bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước và hóa chất nhẹ.
Nhược điểm
  • Giá thành cao: Gỗ dán thường đắt hơn ván sợi và ván dăm.
  • Khó hoàn thiện bề mặt: Mặt gỗ không phẳng như MDF hoặc ván dăm, cần phải gia công thêm để đạt độ mịn.
  • Khả năng chống ẩm kém: MDF dễ bị phồng rộp và hư hại khi tiếp xúc với nước.
  • Độ bền thấp hơn gỗ dán: Không chịu được tải trọng và lực tác động mạnh.
  • Độ bền thấp: Không chịu được lực tác động mạnh và dễ bị vỡ khi bị đinh vít xuyên qua.
  • Khả năng chống ẩm kém: Dễ bị hư hại khi tiếp xúc với nước, dù lớp phủ melamine có thể giúp bảo vệ một phần.

Ứng dụng

Plywood, MDF và MFC đều được sử dụng rộng rãi trong các dự án nội, ngoại thất và các lĩnh vực khác nhau trong đời sống nhằm phục vụ hiệu quả đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Tùy theo yêu cầu và kinh phí ở từng công trình cụ thể mà người ta sẽ lựa chọn loại gỗ phù hợp, thông thường:

  • Plywood: Phù hợp cho những ứng dụng đòi hỏi độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, như làm sàn, tủ bếp
  • MDF: Thích hợp cho các sản phẩm nội thất yêu cầu bề mặt mịn, dễ sơn và hoàn thiện, như tủ, kệ.
  • MFC: Lý tưởng cho các ứng dụng cần giá thành thấp và bề mặt thẩm mỹ, như nội thất văn phòng, tủ quần áo giá rẻ.

Lưu ý khi chọn gỗ công nghiệp trong nội thất

Ván gỗ công nghiệp chỉ mới phổ biến ở thị trường Việt Nam chưa lâu nên có khá nhiều điều chúng ta cần phải lưu ý khi lựa chọn ván ép công nghiệp cho nội thất sao cho vừa thẩm mỹ vừa an toàn.

Tiêu chuẩn về nồng độ phát thải formaldehyde

Tiêu chuẩn về nồng độ phát thải formaldehyde trong ván ép

Formaldehyde là hoá chất độc hại thường có trong các loại ván công nghiệp do đó nếu tiếp xúc lâu dài với nồng độ formaldehyde cao sẽ dẫn đến các bệnh về da, mắt, và thậm chí là đường hô hấp. Vì vậy để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình, người dùng cần lựa chọn loại ván gỗ có nồng độ formaldehyde đạt tiêu chuẩn E0, E1, E2 được chính phủ Việt Nam quy định rất rõ.

Khả năng chống ẩm

Lựa chọn ván ép chống ẩm phù hợp

Việt Nam có lượng mưa và độ ẩm trong không khí cao khiến cho nhu cầu về các vật liệu chống ẩm trở nên thiết yếu. Thuộc tính của ván gỗ là hút ẩm nên nếu không lựa chọn các loại ván gỗ có khả năng chống ẩm sẽ khiến cho sản phẩm nhanh chóng bị cong vênh, phồng rộp trong quá trình sử dụng.

ADX – nhà cung cấp ván ép đạt chuẩn

ADX tự hào là nhà cung cấp ván ép đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an sức khoẻ con người. Chúng tôi sở hữu đầy đủ các chứng chỉ cần thiết để minh chứng cho chất lượng sản phẩm mà công ty mang đến cho khách hàng:

  • ISO 9001: chứng chỉ về tiêu chuẩn quốc tế hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp
  • FSC: chứng nhận tự nguyện hỗ trợ quản lý rừng có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu
  • CARB P2/EPA: chứng chỉ chứng nhận kiểm soát khí thải Formaldehyde ra môi trường, đảm bảo an toàn con người

Lời kết

Qua những chia sẻ so sánh plywood, MDF và MFC đã đưa ra trong bài viết trên, hy vọng Quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về các loại gỗ công nghiệp. Từ đó, có thể dễ dàng lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc vui lòng truy cập website ADX Plywood hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Sarimi B2-00.08, Khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, HCM

Nhà máy: KCN Bắc Đồng Hới, Xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Hotline: 0937 09 88 99 | 0902 317 486

Email: info@adxplywood.com

Fanpage: https://www.facebook.com/adxplywood